Cháu hiện đang là một học
sinh theo chương trình trao đổi văn hóa tại Mỹ. Cháu cũng đã có 11 năm học ở Hà
Nội, cụ thể là Trường Tiểu học Tràng An, THCS Trưng Vương (khối chuyên Toán), và
THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam (khối chuyên Lý) nên xin phép được tham gia thảo
luận về chương trình học của VN.
(Bài tham gia diễn đàn Chương trình có quá nặng với học sinh?)
Cháu tin là chương trình trung học phổ thông của Việt Nam là quá nặng. Người xưa có câu “Nói có sách, mách có chứng”, cháu xin đưa ra vài ví dụ. Cháu quen khoảng 20 học sinh từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học lớp 12. Tất cả những bạn này không phải là xuất sắc trong các trường THPT ở Việt Nam. Không một ai trong số này từng được chọn để thi các kỳ thi học sinh giỏi ở bất kỳ cấp nào. Tuy nhiên, sang đây tất cả đều rất thành công về học tập. Điểm trung bình môn (GPA – grade point average) của đa số học sinh đều là A (từ 93/100 trở lên), thậm chí một số người được A+ (96/100 trở lên).
Tất cả du học sinh Việt Nam đang học cấp 3 tại Hoa Kỳ mà cháu quen đều nhận được danh hiệu “Honor Student” – học sinh danh dự.
Chương trình của chúng ta không những đã nặng mà còn không thiết thực. Học sinh tại Hoa Kỳ trong THPT chỉ có 2 môn thực sự bắt buộc: Tiếng Anh (4 năm) và Toán (3 năm) (chương trình THPT của Hoa Kỳ là từ lớp 9 đến lớp 12). Ngoài các môn bắt buộc, học sinh phải chọn 1 trong 3 môn khoa học để học cho một năm: Vật lý, Hóa học, hoặc Sinh học. Về các môn xã hội thì học sinh phải học một năm về lịch sử trong nước, một năm về lịch sử thế giới, nửa năm kinh tế học, và nửa năm học về Chính phủ.
Rõ ràng là chương trình học ở đây nhẹ hơn của chúng ta, nhưng quan trọng hơn cả là chương trình học thực tế hơn rất nhiều.
Mỗi người có một nghề riêng, yêu cầu về tri thức riêng, tại sao tất cả đều phải học theo đúng một chương trình? Nếu như một người học để làm bác sĩ, tại sao lại cần đến 4 năm học Vật lý từ lớp 9 đến lớp 12? Nếu một người học mỹ thuật có cần những 4 năm Hóa học, Sinh học không?
Cháu xin lấy một kỳ thi làm ví dụ là “AP Physics B.” Kỳ thi này dành cho học sinh lớp 12 nhưng tương đương trình độ Vật lý đại học năm thứ nhất dành cho sinh viên không chuyên ngành khoa học. Kỳ thi này cháu thấy là dễ, mặc dù điểm trung bình môn Vật lý của cháu ở trường Hà Nội-Amsterdam luôn chỉ từ cỡ 7.5 – 8.0, tức là cỡ học sinh khá. Tại trường cấp 3 cháu đang theo học, 4 học sinh trong tổng số 1000 học sinh mới dám chọn kỳ thi này!
Đấy là về mặt lý thuyết mà học sinh Việt Nam thường vượt trội, nhưng về mặt thực hành thì cháu nghĩ chúng ta còn phải thay đổi nhiều. Chương trình vật lý ở Hoa Kỳ có 5 tiết/tuần, trong đó có 2 tiết thí nghiệm/tuần. Ngay cả với trường chuyên Hà Nội-Amsterdam, khối chuyên Lý cũng chỉ có 1 tiết thí nghiệm/tuần.
Cháu hy vọng các thầy, cô giáo đáng kính phụ trách việc thiết kế và biên soạn chương trình sẽ có những thay đổi hợp lý, giúp cho học sinh Việt Nam có cơ hội tiếp cận với tri thức tốt hơn, vì người Việt Nam thông minh không kém một dân tộc nào khác.
(Bài tham gia diễn đàn Chương trình có quá nặng với học sinh?)
Chương trình học quá nặng với chúng cháu. |
Cháu tin là chương trình trung học phổ thông của Việt Nam là quá nặng. Người xưa có câu “Nói có sách, mách có chứng”, cháu xin đưa ra vài ví dụ. Cháu quen khoảng 20 học sinh từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học lớp 12. Tất cả những bạn này không phải là xuất sắc trong các trường THPT ở Việt Nam. Không một ai trong số này từng được chọn để thi các kỳ thi học sinh giỏi ở bất kỳ cấp nào. Tuy nhiên, sang đây tất cả đều rất thành công về học tập. Điểm trung bình môn (GPA – grade point average) của đa số học sinh đều là A (từ 93/100 trở lên), thậm chí một số người được A+ (96/100 trở lên).
Tất cả du học sinh Việt Nam đang học cấp 3 tại Hoa Kỳ mà cháu quen đều nhận được danh hiệu “Honor Student” – học sinh danh dự.
Chương trình của chúng ta không những đã nặng mà còn không thiết thực. Học sinh tại Hoa Kỳ trong THPT chỉ có 2 môn thực sự bắt buộc: Tiếng Anh (4 năm) và Toán (3 năm) (chương trình THPT của Hoa Kỳ là từ lớp 9 đến lớp 12). Ngoài các môn bắt buộc, học sinh phải chọn 1 trong 3 môn khoa học để học cho một năm: Vật lý, Hóa học, hoặc Sinh học. Về các môn xã hội thì học sinh phải học một năm về lịch sử trong nước, một năm về lịch sử thế giới, nửa năm kinh tế học, và nửa năm học về Chính phủ.
Rõ ràng là chương trình học ở đây nhẹ hơn của chúng ta, nhưng quan trọng hơn cả là chương trình học thực tế hơn rất nhiều.
Mỗi người có một nghề riêng, yêu cầu về tri thức riêng, tại sao tất cả đều phải học theo đúng một chương trình? Nếu như một người học để làm bác sĩ, tại sao lại cần đến 4 năm học Vật lý từ lớp 9 đến lớp 12? Nếu một người học mỹ thuật có cần những 4 năm Hóa học, Sinh học không?
Cháu xin lấy một kỳ thi làm ví dụ là “AP Physics B.” Kỳ thi này dành cho học sinh lớp 12 nhưng tương đương trình độ Vật lý đại học năm thứ nhất dành cho sinh viên không chuyên ngành khoa học. Kỳ thi này cháu thấy là dễ, mặc dù điểm trung bình môn Vật lý của cháu ở trường Hà Nội-Amsterdam luôn chỉ từ cỡ 7.5 – 8.0, tức là cỡ học sinh khá. Tại trường cấp 3 cháu đang theo học, 4 học sinh trong tổng số 1000 học sinh mới dám chọn kỳ thi này!
Đấy là về mặt lý thuyết mà học sinh Việt Nam thường vượt trội, nhưng về mặt thực hành thì cháu nghĩ chúng ta còn phải thay đổi nhiều. Chương trình vật lý ở Hoa Kỳ có 5 tiết/tuần, trong đó có 2 tiết thí nghiệm/tuần. Ngay cả với trường chuyên Hà Nội-Amsterdam, khối chuyên Lý cũng chỉ có 1 tiết thí nghiệm/tuần.
Cháu hy vọng các thầy, cô giáo đáng kính phụ trách việc thiết kế và biên soạn chương trình sẽ có những thay đổi hợp lý, giúp cho học sinh Việt Nam có cơ hội tiếp cận với tri thức tốt hơn, vì người Việt Nam thông minh không kém một dân tộc nào khác.
-
Lê Vũ Bình, levubinh@...
Cháu treo` we mấy cái nhà biệt lập mới tới được đây...hic, cháu ra suối nhúng chân đây ^^
he rui
xa hoi nao
haaaaaaaaaaaaaaaaa
chuc mot ngay vui ve va .....smile len nao