Chào mừng bạn đến với Blog LonelyMan!

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2008

Phim tài liệu "Linh hồn Việt cộng" đẫm nước mắt nhân văn

Aug 2, 2008 4:09 PMPublicPageviews 87 6

Bài trên báo SGGP 12G)
Thứ năm, 24/07/2008, 17:21 (GMT+7)
Bộ phim tài liệu “Linh hồn Việt cộng” (kịch bản và đạo diễn: Minh Chuyên) vừa phát sóng lúc 22g15 ngày 23-7 trên VTV1, đã thực sự làm người xem xúc động. Thời lượng 30 phút tưởng chừng rất ngắn ngủi nhưng đã phác họa cả một chặng đường dài 39 năm kể từ khi người lính Hoàng Ngọc Đảm ngã xuống chiến trường Gia Lai tháng 3-1969 đến khi hài cốt của anh được an táng tại quê nhà xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình vào cuối tháng 5-2008.
Cuộc “hội ngộ” trên đồi Ayunpa

Hơn 40 năm trước từ ngõ làng ở xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, chàng trai Hoàng Ngọc Đảm đã ra đi. Sau từng ấy năm, anh không về lại nhưng người giết anh ở phía bên kia đại dương lại về làng tạ tội. Ảnh Cao Thăng (chụp qua truyền hình)
“Linh hồn Việt cộng” là một câu chuyện thấm đẫm nước mắt. Tranh thủ về phép, người lính Hoàng Ngọc Đảm làm đám cưới với cô Phan Thị Minh. Hai ngày sau, anh chia tay vợ trở lại với đơn vị. Trên ngọn đồi ở Ayunpa, người lính Việt cộng – Hoàng Ngọc Đảm đã giáp mặt với người lính Mỹ - Homer.
Khi thấy Homer đưa tay đầu hàng, Hoàng Ngọc Đảm tiến lại gần định tước vũ khí. Không ngờ vì quá sợ hãi, Homer đã nổ súng. Viên đạn oan nghiệt kết thúc cuộc đời của người lính trẻ. Hối hận tột cùng, Homer mang theo tất cả giấy tờ, vật dụng của Hoàng Ngọc Đảm và cẩn thận cất giữ bên mình cho đến ngày từ giã quân đội Mỹ.
Giải ngũ, Homer trở thành một nông dân ở Carolina. Và khi lục hành trang của con trai, mẹ của Homer nhìn thấy di vật của Hoàng Ngọc Đảm, bà đã khóc và thành kính đặt lên bàn thờ nhà mình. Còn Homer cứ ray rứt và dằn vặt đến mức bị tâm thần nhẹ.
Nhiều lần Homer muốn sang Việt Nam để tìm đến gia đình liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm cầu mong tha thứ, nhưng người cựu binh Mỹ cũng nghèo, đành bấm bụng ăn năn. Homer làm sao biết được, phía bên kia bán cầu ngớt tiếng súng đã lâu mà bà mẹ của người lính Việt cộng – Hoàng Ngọc Đảm vẫn chưa thấy con trai trở về. Buồn thương, bà mẹ bất hạnh ấy đã đi… xem bói.
Vốn nghề “bói ra ma”, thầy bói phán “Con bà đang sống sung sướng ở bên Mỹ!”. Mẹ của Hoàng Ngọc Đảm không tin con mình phản bội tổ quốc, cứ chiều chiều bà lại ra ngõ ngóng trông.
Những giọt nước mắt nhân văn

Cựu binh Mỹ Homer trên vạt đồi năm xưa
Trước khi qua đời, mẹ của Homer đã trao cho con trai tất cả số tiền bà dành dụm với lời trăng trối: “Một nửa dùng chữa bệnh tâm thần nhẹ của con, còn một nửa dùng làm lộ phí sang Việt Nam tạ lỗi cùng gia đình người lính Việt Cộng”.
Năm 2005, Homer nhờ một người bạn đưa di vật liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm trao tận tay thân nhân ở Thái Bình, đồng thời anh nhắn gửi: Nếu gia đình liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm cho phép, anh sẽ cùng đi tìm hài cốt liệt sĩ. Giữa tháng 5-2008, đặt chân đến căn nhà có mẹ và vợ của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm vẫn sống trong mỏi mòn, cựu binh Mỹ - Homer nghẹn ngào khóc: “39 năm qua, linh hồn anh Đảm vẫn ở bên cạnh tôi, khiến tôi không phút nào yên!”.
Lần theo trí nhớ của Homer, cuối tháng 5-2008, hài cốt liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm đã được tìm thấy ở ngay ngọn đồi mà ngày nào họ đã giáp mặt. Vậy là sau bao nhiêu năm tháng lạnh lẽo, liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm đã được đưa về yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ xã Thái Giang, linh hồn người lính Việt cộng đã được thanh thản nơi quê nhà. Và tâm can cựu binh Mỹ - Homer cũng bớt giày vò vì tội ác do mình gây ra.

Cựu binh Mỹ - Homer trao lại kỷ vật được gìn giữ từ lâu nay. Ảnh chụp qua TV: ĐỨC TRÍ
Không thể nói khác hơn, “Linh hồn Việt cộng” là một bộ phim tài liệu nhân văn với nhiều tình tiết ly kỳ. Người xem xót xa khi nhìn thấy nước mắt lăn dài trên khuôn mặt khắc khổ của người vợ liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm. Người xem cảm thông khi nhìn thấy cựu minh Mỹ - Homer hai tay run run nâng hài cốt người lính Việt cộng đã trung dũng ngã xuống để bảo vệ đất nước, mà năm xưa Homer là kẻ xâm lăng và cướp đi sinh mệnh của anh.
Thế nhưng rung động sâu xa nhất là hình ảnh hai bà mẹ, hai bà mẹ mang hai nỗi đau khác nhau. Khi bộ phim khép lại, khán giả vẫn còn đọng lại hình ảnh hai bà mẹ, bà mẹ kiên cường của người lính Việt cộng – Hoàng Ngọc Đảm và bà mẹ hướng thiện của cựu binh Mỹ - Homer.

Nhà văn Minh Chuyên, người theo đuổi “Linh hồn Việt cộng” suốt hơn hai năm, từ khi hình thành ý tưởng kịch bản đến khi hoàn thành bộ phim, cho biết: “Có những cảnh quay mà tất cả những người có mặt đều khóc, người nhà của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm cũng khóc, bạn bè của Homer cũng khóc và ê kíp làm phim cũng khóc.
Chiến tranh thật ác liệt, hậu quả của chiến tranh thật cay đắng, nhưng nhân nghĩa giữa con người với con người đã vượt lên tất cả. Ngày kết thúc những thước phim cuối cùng, Homer nói với chúng tôi rằng: Người Việt Nam thật cao cả! Người Việt Nam thật gan dạ trong chiến tranh và người Việt Nam thật độ lượng trong hòa bình!”.
* Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng, đồng hương của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm:
“Điều sâu sắc đối với tôi, sau khi xem “Linh hồn Việt cộng” là sự khắc phục hậu quả cùng những lỗi lầm. Thông thường thì xin lỗi, ân hận đã được coi là đáng quý. Bởi trên đời đã có những kẻ từng gây ra lỗi lầm, tội ác nhưng sau đó thì trốn chạy, phi tang, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác…Vậy mà ở người lính Mỹ này, anh đã không thế.
39 năm qua, chẳng những anh trân trọng giữ gìn di vật mà còn tìm mọi cách đưa nó đến với chủ nhân. Đặc biệt hơn, chính bản thân kẻ đã phạm tội lại đã vượt qua mọi định kiến, bất chấp mọi hiểm nguy, kể cả tính mạng, để chỉ làm được một việc là bày tỏ bằng được nỗi day dứt của mình, để được tạ tội.
LÊ THIẾU NHƠN
(SGGP 12G)
Tags: | Edit Tags Monday 28 July 2008 - 01:31AM (ICT) Edit | Delete
Previous Post: 27 Tháng Bảy

Comments

(25 total) Post a Comment
Tối 27/7 cháu đã xem bộ phim tài liệu này. VTV1 21h00. Cảm động lắm Chú ạ. Giờ cháu phải đi rồi nên không viết được nhiều để tối về viết tiếp...
Monday 28 July 2008 - 06:20AM (ICT) Remove Comment
Em nghe kể thôi mà còn thấy xúc động quá .
Sunday 27 July 2008 - 08:18PM (EDT) Remove Comment
Em không xem phim nhưng đọc cũng thấy khóc rồi, những người mẹ mất con, cuộc chiến nào cũng phi nghĩa!
Monday 28 July 2008 - 08:17AM (ICT) Remove Comment
Thật tiếc vì em không được xem bộ phim này anh ạ! Nhưng những gì anh kể em cũng hình dung ra. Em đã khóc nhiều khi đọc Nhật ký của chị "Trâm" và hàng năm cứ đến ngày 27/7, xem những chương trình kỷ niệm về "một thời khói lửa" không thể không xúc động anh ạ. Nếu em khỏe chân thì đã có một chuyến đi thăm thành cổ Quảng Trị và nghĩa trang Trường Sơn vào đúng dịp này đó anh! Nhất định em sẽ đến nơi đó dù chỉ một lần anh ạ vì đó là điều mong muốn nhất của em!
Monday 28 July 2008 - 01:46PM (ICT) Remove Comment
Thật cảm động anh à vì em cũng là cháu của liệt sỹ sau bao nhiêu năm tìm kiếm mộ mới thấy anh à.. đọc bài này chắc ai cũng khóc...
Monday 28 July 2008 - 02:49PM (ICT) Remove Comment
"Chiến tranh thật ác liệt, hậu quả của chiến tranh thật cay đắng, nhưng nhân nghĩa giữa con người với con người đã vượt lên tất cả" (nhà văn Minh Chuyên)

Khi xem bộ phim này rất nhiều người khóc. Đó là giọt nước mắt của Lương tri, của tình yêu con người chứ không phải của sự ủy mị.

Đã bao giờ Chú nghĩ rằng trong suốt bốn nghìn năm "dựng nước và giữ nước" người dân Việt mấy khi không phải chịu hậu quả đau thương của chiến tranh? Đã khi nào chưa? "Dân tộc Việt Nam có truyền thống đánh giặc, có lòng yêu nước nồng nàn..." cháu dám chắc không chỉ một lần Chú viết những câu như thế trong bài văn của mình.

39 năm. Đó là một khoảng thời gian dài, rất dài đối với một đời người. 39 năm ân hận. 39 năm day dứt. 39 năm dằn vặt. Qúa nửa đời người sống với những dư âm buồn đau từ cuộc chiến. Rồi một ngày tại chính cái nơi đã Bắt Đầu cho quãng thời gian dài đằng đẵng ấy cũng là nơi KẾT THÚC. Người cựu chiến binh đến từ bên kia Đại dương đã rũ bỏ được cảm giác tội lỗi đè nặng - Thanh thản. Người chiến sĩ Việt Cộng đã về được quê nhà - Thanh thản.

Chiến tranh đã qua đi rồi, nỗi đau thì cũng đã nặng mang rồi. Nhưng chúng ta vẫn phải khép lại quá khứ để hướng về một tương lai tươi sáng hơn. 39 năm trước Homer là kẻ thù nhưng giờ đây Homer là bạn bè. Là bạn mới đưa hài cốt của bạn mình về quê hương.

Nhân nghĩa. Chỉ có nhân nghĩa mới giúp con người gần gũi con người.
Monday 28 July 2008 - 05:08PM (ICT) Remove Comment
@Minh: Cháu đã xem, vậy thì chú chẳng cần phải nói thêm, bởi chú tin rằng cháu cũng đã khóc như chú!
Lịch sử của chúng ta hào hùng, oanh liệt - đúng! - và điều đó cũng đồng nghĩa với việc lịch sử ấy được viết bằng máu! Mong lắm thay từ đây hòa bình bền vững và những trang mới sẽ được viết bằng màu xanh!

@Mỹ Dung: Em hãy cố gắng tìm xem. Chắc chắn có đĩa CD đó em!

@Phượng Tím: Em lên Quận I, đến phố Huỳnh Thúc Kháng hỏi mua đĩa CD này nhé!

@HoaMocTrang: Anh biết là em sẽ khóc nức nở nếu em xem phim này, bởi em rất hay xúc động mà! Nghỉ ngơi cho khỏe rồi đi Quảng Trị vào dịp khác em à.

@HoaThachThao: Vậy là gia đình em đã tìm được mộ cho thân nhân là liệt sỹ. Gia đình anh cũng tìm được mộ cho thân nhân là liệt sỹ rồi. Còn bao nhiêu liệt sỹ nữa hiện còn nằm rải rác khắp nơi. Tất cả mọi gia đình VN đều đã chịu tổn thất trong chiến tranh em à. Người Việt ở cả hai phía đều đã nếm trải đau thương như nhau!
Monday 28 July 2008 - 06:34PM (ICT) Remove Comment
@LMM:
Lại một sự kiện nữa về một người Mỹ có trái tim hướng về nỗi đau Việt Nam.Không khác gì hiện tượng Đặng Thùy Trâm,người cựu chiến binh Mỹ đem trao trả cuốn nhật ký sau 35 năm về tận gia đình chị bằng tất cả lòng khâm phục và xúc động.Ở hiện tượng Hòang Ngọc Đảm hôm nay thì người lính Mỹ đã gìn giữ di vật trao lại tận tay gia đình anh Đạm và còn giúp gia đình tìm được hài cốt của anh Đạm nữa.Người lính mỹ và bà mẹ đã "vượt qua mọi định kiến, bất chấp mọi hiểm nguy"để làm cái điều họ muốn.Sự hướng thiện đã làm người ta rơi nước mắt và độ lượng khoan dung...Nỗi đau của gia đình anh Đạm cũng vì thế mà vơi bớt bội phần.Cảm ơn những người như Homer "hai tay run run nâng hài cốt người lính Việt cộng" là một nhân chứng tuyệt vời cho một Việt Nam chính nghĩa ...
Anh ạ. Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng và nhà báo Lê Thiếu Nhơn đang làm việc tại tạp chí báo Kiến Thức Gia Đình số 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận I , TPHCM.Em đã từng viết bài cộng tác từ năm 2000 cho các chuyên mục:tình huống ứng xử và các cuộc thi mà tòa sọan tổ chức. Trong bài viết Điếc không sợ súng của em nói về bàn tròn văn chương 8 do Lê Thiếu Nhơn chủ trì và có cả nhà văn Nguyễn Khoa Đăng , nhà thơ Lê Hải, em cũng được mời tham dự và được mời phát biểu về tập thơ Nắng đêm của Lê Hải đó.Hihi...sao hôm nay anh biêt họ thế ạ?Tình cờ ơi hỡi tình cờ!!!:))
Monday 28 July 2008 - 09:45PM (ICT) Remove Comment
@Lonely:
Xin lỗi anh!Comment trên em nhầm:LMM=LLM
Monday 28 July 2008 - 09:50PM (ICT) Remove Comment

Lại một sự kiện nữa về một người Mỹ có trái tim hướng về nỗi đau Việt Nam.Không khác gì hiện tượng Đặng Thùy Trâm,người cựu chiến binh Mỹ đem trao trả cuốn nhật ký sau 35 năm về tận gia đình chị bằng tất cả lòng khâm phục và xúc động.Ở hiện tượng Hòang Ngọc Đảm hôm nay thì người lính Mỹ đã gìn giữ di vật trao lại tận tay gia đình anh Đạm và còn giúp gia đình tìm được hài cốt của anh Đạm nữa.Người lính mỹ và bà mẹ đã "vượt qua mọi định kiến, bất chấp mọi hiểm nguy"để làm cái điều họ muốn.Sự hướng thiện đã làm người ta rơi nước mắt và độ lượng khoan dung...Nỗi đau của gia đình anh Đạm cũng vì thế mà vơi bớt bội phần.Cảm ơn những người như Homer "hai tay run run nâng hài cốt người lính Việt cộng" là một nhân chứng tuyệt vời cho một Việt Nam chính nghĩa ...
Anh ạ. Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng và nhà báo Lê Thiếu Nhơn đang làm việc tại tạp chí báo Kiến Thức Gia Đình số 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận I , TPHCM.Em đã từng viết bài cộng tác từ năm 2000 cho các chuyên mục:tình huống ứng xử và các cuộc thi mà tòa sọan tổ chức. Trong bài viết Điếc không sợ súng của em nói về bàn tròn văn chương 8 do Lê Thiếu Nhơn chủ trì và có cả nhà văn Nguyễn Khoa Đăng , nhà thơ Lê Hải, em cũng được mời tham dự và được mời phát biểu về tập thơ Nắng đêm của Lê Hải đó.Hihi...sao hôm nay anh biêt họ thế ạ?Tình cờ ơi hỡi tình cờ!!!:))
Monday 28 July 2008 - 09:51PM (ICT) Remove Comment
Chiến tranh ...cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ của nhân dân miền bắc .. tấc cã vì miền Nam ruột thịt..còn biết bao chuyện thương tâm...không gì bằng đối mặt với lưong tâm...Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm Anguyệt đọc rất nhiều lần..
Monday 28 July 2008 - 10:10PM (ICT) Remove Comment
em chưa được xem anh ạh.Em thường rất thích cậu Minh còm bên nhà anh. cậu ấy thật sâu sắc anh nhỉ!
Tuesday 29 July 2008 - 12:29AM (ICT) Remove Comment
@AnhNguyet: Hai miền trường kỳ kháng chiến chống Mỹ chứ em?
Em nói đúng, rất nhiều điều thương tâm. Và lương tâm không cho phép để đất nước rơi vào cảnh chết chóc nữa!

@Hằng-3M: Em kết nối friends với Minh đi, xưng là chị/ em vì Minh trẻ hơn em, Hằng à.
Tuesday 29 July 2008 - 12:38AM (ICT) Remove Comment
@Giao: Anh không quen hai nhà báo ấy đâu. Anh lấy bài của SGGP 12G mà!
Tuesday 29 July 2008 - 12:39AM (ICT) Remove Comment
Thật xúc động quá! Em không xem bộ phim này nhưng bài viết cho ưm nhiều suy nghĩ về nỗi buồn chiến tranh. Gian khổ hi sinh và mất mát.
Tuesday 29 July 2008 - 04:23AM (ICT) Remove Comment
Nhà văn Minh Chuyên có rất nhiều phóng sự và truyện ngắn viết về người lính anh nhỉ.

Em cũng rất xúc động khi đọc entry này.

P/s: Anh đã đọc tuyển truyện ngắn "Người lang thang ko cô đơn" của nhà văn Minh Chuyên chưa ? Đó là những câu chuyện kể về số phận người lính sau chiến tranh, rất hay và cảm động anh ạ.
Tuesday 29 July 2008 - 03:34PM (ICT) Remove Comment
Bộ phim thật sự đã tạo dấu ấn anh ah. Ai đã xem thì chắc có lẽ cả cuộc đời họ sẽ nhớ mãi. Bây giờ, trong mỗi bà mẹ đã có thêm một người con rất giaù tình người....
Tuesday 29 July 2008 - 06:28AM (PDT) Remove Comment

^_^.Bây giờ thì anh mới biết rồi:))
Tuesday 29 July 2008 - 11:18PM (ICT) Remove Comment
Chiến tranh là tội ác , là mất mát , hy sinh . Hậu quả của nó để lại nơi biết bao nhiêu mái nhà , bao nhiêu tâm hồn của những người đang sống .
Đọc những dòng của entry viết về Linh hồn Việt cộng , tôi lại thấy một góc cạnh khác từ chiến tranh . Nhân nghĩa giữa con người với con người đã vượt lên trên tội ác , vượt lên sự hận thù , là cây cầu nối lại những tin yêu , cho ta vững lòng về điều tốt đẹp hiện hữu ở trên đời : Trong tàn tro vẫn thắm nở những bông hồng ! 
Blast:Ngộ ngộ!Đời là liên tiếp những dấu hỏi phải tìm câu trả lời!Hỏi tới hỏi lui, hỏi hỏi mãi/Kéo nhau lên hỏi cả ông Trời/Trời cao cũng không trả lời được/Nên đến bây giờ mặt vẫn chau!
Thursday 31 July 2008 - 01:21AM (ICT) Remove Comment
Trong lịch sử chống Mỹ cứu nước, địa danh Truông Bồn ( thuộc xã Mỹ Sơn- huyện Đô Lương-tỉnh Nghệ An) đã đi vào huyền thoại.
Nhà thơ Thanh Thảo ở Hội Văn nghệ tỉnh Quảng Ngãi có tặng em một tập thơ nói về trẻ con ỡ Mỹ Sơn.Bây giờ em mới biết anh Lonely ở Truông bồn, cũng là trẻ con ở Mỹ Sơn như nhà thơ Thanh Thảo đã diễn tả trong tập thơ với tất cả những đau thương của chiến tranh thủa ấy đã ập lên đầu những đứa trẻ của Mỹ Sơn. Chắc chắn rằng trong đám trẻ đó có anh Lonely rồi...Em đọc tập thơ Trẻ con ở Mỹ Sơn năm 2000...
Anh Lonely, xin chia sẻ với anh một thời thơ ấu đầy bom đạn .Cái chết luôn cận kề với cả tuổi ấu thơ anh.
"Địa danh Truông Bồn đã thành bất tử trong lịch sử chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Vào thời kỳ ác liệt nhất của chiến tranh phá hoại năm 1964-1972, tuyến đường 15A trở thành huyết mạch giao thông quan trọng nhất để chi viện hàng hoá, vũ khí, lương thực... từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Bởi thế, giặc Mỹ điên cuồng ném bom bắn phá. Truông Bồn được mệnh danh là cửa tử, là túi bom trên tuyến đường này. Năm 1968, Mỹ chuyển sang tập trung sức mạnh không quân, hải quân ráo riết đánh phá ác liệt nhằm ngăn chặn và cắt đứt con đường chi viện. Tuyến Truông Bồn dài 15 km, vậy mà chỉ tính riêng từ tháng 6 đến tháng 10/1968, Không quân Mỹ đã ném 2.692 quả bom, bắn hàng trăm quả tên lửa, hàng trăm xe ô tô chở hàng và hàng trăm khẩu pháo trên đường vào mặt trận của bộ đội ta bị trúng bom bốc cháy"Truông Bồn: Vang mãi khúc tráng ca bất tử
Thursday 31 July 2008 - 06:03PM (ICT) Remove Comment
Em cũng chưa được xem phim này nhưng nghe anh kể thì thấy xúc động quá.
Quê em ngày xưa chiến tranh cũng ác liệt lắm anh à. Em chỉ sống trong chiến tranh đề năm 6 tuổi nhưng dấu ấn của chiến tranh khắc mãi trong ký ức của em.
Cha em ngày xưa là du kích xã điện Nam-huyện Điện Bàn-tỉnh Quảng Nam và vì có Việt gian chỉ điểm nên bị lính Mỹ hành quyết dã man lắm, chúng bắn cha em bị thương rồi cộtlôi đi cho mọi người thấy, sau đó chúng đã cắt hai chân cha em ra để vào đống rơm mà đốt, lúc đó cha em vẫn còn sống anh à, và bị lính Mỹ treo cổ cha em lên một cây cao rồi gắn mìn tự tạo của cha em vào chính người ông để giựt cho tan xác cha em ra, chũng muốn thị uy với người dân khi đó. Khi lính Mỹ đi rồi, mọi người chạy lại kiếm xác cha em thì chỉ còn cái đầu văng xa ra với cặp mắt trợn ngược và cái lưỡi thè dài trông rất đau đớn. Phần còn lại bên dươid chỉ là cái cột sống và vài cái xương ở hai bên bẹ sườn thôi. Những ai còn sống đến bây giờ vẫn còn hãi hùng khi kể lại cái chết của cha em. Còn mẹ em thì bị lính Đại Hàn thảm sát rất tàn nhẫn, đến bây giờ em vẫn còn thấy mẹ em nămg đó với hai cái lưỡi lê thẳng đứng trên ngực, mắt cá chân bị bắn thủng từ bên đây qua bên kia, Người mẹ đầy máu nằm trên cát trắng tinh, còn bác chủ nhà thì bị cắt hai bên nhượng chân, lúc được ẳm xác lên thì hai cái cẳng cứ đung đưa, đung đưa. điều đó đã ám ảnh em suốt mấy chục năm trong cuộc đời mình.
Chiến tranh đã đi qua xa rồi, trong mỗi con người VN nằm trong cơn lốc chiến tranh đó đều có những nỗi đau riêng, nhưng chúng ta hãy cho qua tất cả để sống thật an bình và hiền hoà bên nhau.
Cái gì qua rồi thì hãy cho qua, không ai mong mình có mặt trong chiến tranh cả. Chúng ta không quên những chuyện ngày xưa nhưng hãy xoá bỏ hết hận thù để cho lòng mình được nhẹ nhàng, thanh thản hơn và cũng cho cuộc sống này luôn có nhiều điều tốt đẹp hơn, cho chúng ta thấy gần gũi và thân thiện với nhau hơn.
Chỉ mong sao từ đây, VN không còn xãy ra những cuộc chiến tranh như vậy nữa, để cho các thể hệ sau này không phải gánh chịu những điều đau đớn mà các thế hệ trước đã mang.
Saturday 2 August 2008 - 11:45AM (ICT) Remove Comment
@Lan Trần: Anh rất xúc động khi đọc comment của em. Thật đau đớn khi được biết cả ba và má em đều bị địch sát hại dã man như vậy. Xin được cùng em tưởng niệm hai cụ. Ký ức đau thương luôn hiện hữu trong ta, nhưng thù hận thì chúng ta sẽ cùng nhau đẩy lùi vào dĩ vãng, như em đã viết:"Cái gì qua rồi thì hãy cho qua, không ai mong mình có mặt trong chiến tranh cả. Chúng ta không quên những chuyện ngày xưa nhưng hãy xoá bỏ hết hận thù để cho lòng mình được nhẹ nhàng, thanh thản hơn và cũng cho cuộc sống này luôn có nhiều điều tốt đẹp hơn, cho chúng ta thấy gần gũi và thân thiện với nhau hơn.
Chỉ mong sao từ đây, VN không còn xãy ra những cuộc chiến tranh như vậy nữa, để cho các thể hệ sau này không phải gánh chịu những điều đau đớn mà các thế hệ trước đã mang."

  • Tuyet July Tuyet July
    Phim tài liệu của Việt Nam xem khá sâu sắc đó.
  • Vũ Thị Minh Nguyệt Vũ Thị Minh Nguyệt
    Anh ơi, đây là blog của NTT ở YAHOO mà anh ấy chẳng post gì cả http://360.yahoo.com/profile-_kdXKgs_fLMMpHNurX5ThUd4OA8mfzc-?cq=1 .

    Sắp tới có cuộc gia..
    Anh ơi, đây là blog của NTT ở YAHOO mà anh ấy chẳng post gì cả http://360.yahoo.com/profile-_kdXKgs_fLMMpHNurX5ThUd4OA8mfzc-?cq=1 .

    Sắp tới có cuộc giao lưu do Nguyễn Trọng Tạo tổ chức vào ngày 7 hoặc 8/9 gì đó. Nếu anh muốn tham gia em sẽ thông báo địa chỉ ( hì hì em đang làm thư ký không lương cho kụ ấy ạ )
  • Nguyệt Vũ Nguyệt Vũ
    Anh ơi, đây là blog của anh Tạo. Anh ấy ko chơi bên YAHOO.
    http://nguyentrongtao.vnweblogs.com/
    Chúc anh cuối tuần vui
  • CAT BUI PHU` DU CAT BUI PHU` DU
    Em có xem bộ phim này. Chiến tranh thật tàn khốc và em ước gì mấy ông tham nhũng có thể sám hối ăn năn như người lính Mỹ này thì tốt biết mấy. Chúc LM luôn vui khỏe nha.
  • MD7461 MD7461
    Qua nhà anh xem lại bài này , thấy Lan Trần kể chuyện Ba Má , em thấy thương quá .Em thật xúc động và đau cùng nỗi đau của bạn ấy .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét