May 30, 2010 9:01 PMPageviews 513
62
Sáng nay lãnh đạo cơ quan tôi có hội nghị rất quan trọng, có tổ công tác của Bộ và Thành uỷ về dự. Mãi tới gần 12 giờ trưa mới kết thúc. Mệt, nhưng ai cũng phấn khởi vì hội nghị thành công như mong muốn của toàn thể cơ quan.
Đương nhiên, phải mời cấp trên ăn trưa chứ! Không tiệc tùng lãng phí, không phong bao phong bì, đơn giản chỉ là bữa trưa đúng nghĩa ở Nhà ăn, chỉ khác một chút là có thêm vài chai rượu để khách và chủ mừng thành công của hội nghị, và cùng đón Xuân. Mọi người vừa dùng bữa vừa chuyện trò vui vẻ. Thế rồi câu chuyện chuyển sang đề tài thơ lúc nào không hay! Sếp bảo tôi đọc một bài đãi khách! Xong ngay! Tôi "mần" ngay một bài! Mọi người tán thưởng. Hứng chí, tôi "mần" tiếp bài "Da đen" tôi viết từ mấy chục năm trước mà nhiều người ở trường tôi rất thich. Và, chúng tôi vô cùng bất ngờ khi trưởng đoàn công tác của Bộ vào cuộc. Ông nói về văn học, về thơ tình. Ông là nhà quản lý giỏi, là một lãnh đạo có uy tín cao, điều đó thì chúng tôi biết, và ngưỡng mộ. Nhưng điều khiến tôi ngỡ ngàng chính là kiến thức uyên thâm của ông về văn học, thi ca. Ông đọc một bài thơ tình hay để ví dụ. Và đó là bài của nhà thơ Trần Nhuận Minh, anh ruột của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
"Ta đã xa nhau suốt cả cuộc đời rồi
Vào phút ấy thì em nên gần nhé
Đứng ở vòng ngoài nói cười khe khẽ
Như một người dưng…Anh vẫn nhận ra em
Ta đã không nhau tất cả mọi ngày đêm
Vào phút ấy thi em nên có nhé
Dù bận thế nào em cũng nên lặng lẽ
Đi theo anh…Chỉ một đoạn đường thôi
Ta đã quên nhau trong tất cả mọi buồn vui
Vào phút ấy thì em nên nhớ nhé
Hình như đài đưa tin…Hình như ai nói thế
Hình như là…chả ai nói gì đâu"
Tối nay, tôi tranh thủ lên mạng để tìm hiểu thêm về nhà thơ Trần Nhuận Minh (nói thật, bao năm nay tôi vướng vào bao bổn phận nên chẳng đọc được nhiều, và biết rất sơ sài về nhà thơ này). Và tôi rất thích bài viết của tác giả Lê Thị Thanh Bình trên báo CAND.COM, ngày 9 tháng 8 năm 2009. Mời các bạn đọc trích đoạn dưới đây:
Sáng nay lãnh đạo cơ quan tôi có hội nghị rất quan trọng, có tổ công tác của Bộ và Thành uỷ về dự. Mãi tới gần 12 giờ trưa mới kết thúc. Mệt, nhưng ai cũng phấn khởi vì hội nghị thành công như mong muốn của toàn thể cơ quan.
Đương nhiên, phải mời cấp trên ăn trưa chứ! Không tiệc tùng lãng phí, không phong bao phong bì, đơn giản chỉ là bữa trưa đúng nghĩa ở Nhà ăn, chỉ khác một chút là có thêm vài chai rượu để khách và chủ mừng thành công của hội nghị, và cùng đón Xuân. Mọi người vừa dùng bữa vừa chuyện trò vui vẻ. Thế rồi câu chuyện chuyển sang đề tài thơ lúc nào không hay! Sếp bảo tôi đọc một bài đãi khách! Xong ngay! Tôi "mần" ngay một bài! Mọi người tán thưởng. Hứng chí, tôi "mần" tiếp bài "Da đen" tôi viết từ mấy chục năm trước mà nhiều người ở trường tôi rất thich. Và, chúng tôi vô cùng bất ngờ khi trưởng đoàn công tác của Bộ vào cuộc. Ông nói về văn học, về thơ tình. Ông là nhà quản lý giỏi, là một lãnh đạo có uy tín cao, điều đó thì chúng tôi biết, và ngưỡng mộ. Nhưng điều khiến tôi ngỡ ngàng chính là kiến thức uyên thâm của ông về văn học, thi ca. Ông đọc một bài thơ tình hay để ví dụ. Và đó là bài của nhà thơ Trần Nhuận Minh, anh ruột của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
"Ta đã xa nhau suốt cả cuộc đời rồi
Vào phút ấy thì em nên gần nhé
Đứng ở vòng ngoài nói cười khe khẽ
Như một người dưng…Anh vẫn nhận ra em
Ta đã không nhau tất cả mọi ngày đêm
Vào phút ấy thi em nên có nhé
Dù bận thế nào em cũng nên lặng lẽ
Đi theo anh…Chỉ một đoạn đường thôi
Ta đã quên nhau trong tất cả mọi buồn vui
Vào phút ấy thì em nên nhớ nhé
Hình như đài đưa tin…Hình như ai nói thế
Hình như là…chả ai nói gì đâu"
Tối nay, tôi tranh thủ lên mạng để tìm hiểu thêm về nhà thơ Trần Nhuận Minh (nói thật, bao năm nay tôi vướng vào bao bổn phận nên chẳng đọc được nhiều, và biết rất sơ sài về nhà thơ này). Và tôi rất thích bài viết của tác giả Lê Thị Thanh Bình trên báo CAND.COM, ngày 9 tháng 8 năm 2009. Mời các bạn đọc trích đoạn dưới đây:
Nhà thơ Trần Nhuận Minh : Ta đã không nhau tất cả mọi ngày đêm
(Lê Thị Thanh Bình - CAND.COM)
(...) Nhà thơ Trần Nhuận Minh nói với tôi, phần lớn các nhà thơ khi viết thơ tình, nhân vật em, nàng, trong bài thơ tình đó, chưa chắc đã là một nhân vật có thật, hiện hữu và ám ảnh theo suốt cuộc đời dài dằng dặc của họ. Chưa chắc người tình trong những bài thơ tình đó đã có thật, hay là một người duy nhất, mà có thể đó chỉ là những hình ảnh, những ảo ảnh, hoặc rất nhiều người tình được tồn tại trong nhân vật em ấy.
Với nhà thơ Trần Nhuận Minh, không thế. Ông tự phong cho mình là người viết những bài thơ tình đích thực. Tại sao gọi là đích thực, bởi nhân vật trong những bài thơ tình, có những bài nổi tiếng của ông như "Thơ tình ngày không em", "Vào phút ấy em nên đến nhé"... thì hình ảnh người con gái, nhân vật người tình trong những bài thơ tình của ông là hoàn toàn có thực.
Không những có thực mà trong cả cuộc đời thơ của ông, người con gái đó, lúc thì xuất hiện mơ hồ, bảng lảng như một chút "nợ nần khói sương", lúc thì hiện lên rõ rệt, đau đớn và cồn cào trong tâm hồn nhiều dằn vặt của thi sỹ, lúc sừng sững như một ngọn núi đá mà nhà thơ Trần Nhuận Minh: " Muốn làm cũng chẳng được làm người dưng", có đi trăm nẻo, đến trăm nơi, gặp gỡ trăm người con gái khác, cũng không thể xoá nhoà đi hình ảnh đã đóng đinh câu rút vào cuộc đời ông.
Nhà thơ Trần Nhuận Minh cũng khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng, trong đời ông, ông từng và chỉ yêu duy nhất hai người. Người đầu tiên là mối tình đầu trắng trong và thơ dại nhưng cũng đủ làm đau rát tâm hồn ông trong một quãng thời gian dài để đến mức, nhà thơ Trần Đăng Khoa em ông, lúc 10 tuổi, đã ứng khẩu hai câu thơ đùa giễu ông: "Thề không lấy vợ suốt đời/ Hôm nay bỗng thấy một trời nhớ nhung".
Cũng chính tình yêu đầu đời này, đã giúp Trần Nhuận Minh để lại cho đời những bài thơ tình hay. Người thứ hai ông yêu, chính là người đã xây cho ông tổ ấm, kết cùng ông hoa trái ngọt lành của một gia đình. Người đó đã trở thành vợ hiền của ông, người mà ông đã từng ca ngợi: "Người đàn bà đẹp nhất trần gian / Hóa ra là người vợ mình".
Không những thế, Trần Nhuận Minh đặt tay lên ngực trái nơi tim mình và thề rằng, cả cuộc đời ông, ông chưa từng biết đến người đàn bà thứ hai nào ngoài vợ mình. Không hiểu sao, với nhà thơ khác, có thể tôi sẽ phá lên cười, nhưng với nhà thơ trưởng thành từ đất mỏ Quảng Ninh này, nhìn gương mặt thành thực của ông, tôi buộc phải tin là ông đã nói thật.
Nhưng khổ thế, người đàn ông một đời duy nhất chỉ biết có vợ mình, chỉ yêu mỗi vợ, thực hiện chức năng đàn ông, vai trò bổn phận một cách tuyệt đối chung thuỷ, chưa chắc đã viết được những câu thơ hay, ám ảnh người đọc như từng viết cho người yêu của mình, dù mối tình chỉ là mây gió bảng lảng khói sương...
Cũng thật tình cờ, khi tôi nói với nhà thơ Trần Nhuận Minh rằng, hồi còn đi học, lũ sinh viên chúng tôi chép tay nhau bài thơ "Thơ tình ngày không em" của ông, thế mà đến bây giờ mới được biết tác giả bằng xương bằng thịt ở ngoài đời. Trần Nhuận Minh cười. Như động vào một cõi hồn thiêng, Trần Nhuận Minh kể cho tôi nghe lai lịch bài thơ và mối tình cho đến chết vẫn không thôi ám ảnh ông, cho dù sự ám ảnh ấy chưa chắc đã là tình yêu, mà đó có thể chỉ là một hoài niệm mất mát trong quá khứ.
Nếu biết rằng sẽ chẳng gặp lại nhau
Anh sẽ chẳng buộc em bao tội lỗi
Em đứng lặng. Mắt úp vào bóng tối
Khổ thân em có nói được gì đâu.
Nếu biết rằng sẽ chẳng gặp lại nhau
Anh đã chẳng hẹn em đêm ấy nữa
Để quá khứ chỉ còn là thương nhớ
Và tương lai ít ra cũng ngọt ngào.
Nếu biết rằng sẽ chẳng gặp lại nhau
Anh sẽ chẳng trách em yêu người khác
Điều đơn giản bây giờ anh mới hiểu
Thì em xa, em đã quá xa rồi.....
Bài thơ tình này, và rất nhiều bài thơ tình nữa trong những tuyển thơ của Trần Nhuận Minh, ông đều viết cho một người con gái trong mối tình đầu. Người con gái ấy làm kế toán ở một lâm trường, vì thế trong thơ tình của anh, rừng thường hiện lên với nhiều cảnh sắc huyền diệu. Thời ấy, ông còn là một thầy giáo. Mỗi lần được nghỉ dạy, thầy giáo Trần Nhuận Minh lại hối hả đạp xe lên rừng thăm người yêu. Yêu nhau đã lâu nhưng có bao giờ thầy giáo Trần Nhuận Minh dám cầm bàn tay người yêu mình, dám đâu vuốt mái tóc mượt mà của nàng, hay nói lấy một từ yêu thương, nói gì đến nụ hôn. Bao nhiêu lần gặp nhau, đi chơi với nhau trong cánh rừng chỉ có hai người, thầy Minh vẫn giữ một khoảng cách đủ cho sự thiêng liêng thánh thiện của tình cảm.
Sự rụt rè "ngu ngốc" ấy đã làm cho ông đánh mất người yêu mình, và để lại phía sau cuộc đời ông những bài thơ tình buồn xa xót.
Đêm ấy rừng thu, nhiều trăng quá, nhiều trăng quá
Vàng rót tràn trời
Anh muốn nắm tay em mà không nắm tay em
Mỗi chiếc lá là một con mắt nhìn
Đừng ở chỗ nào cũng thấy trống trải...
Đêm ấy rừng thu, nhiều gió quá, nhiều gió quá
Cây lá rì rào
Cây lá nói với nhau là chúng yêu nhau
Anh cũng muốn nói với em điều ấy nhưng anh im lặng
Chân tay chẳng biết để làm gì...
Đêm ấy rừng thu thơm lạ lùng, thơm lạ lùng
Tà áo em đầy gió
Vòm ngực em đầy gió
Đôi môi em đầy trăng
Đôi mắt em đầy trăng...
Và thế rồi, lần gặp lại sau, người yêu ông đã thuộc về một người đàn ông khác. Khi anh đạp xe đến thăm chị, có một người đàn ông lạ có mặt trong căn phòng của chị. Tối ấy, gặp nhau, chị đã nói: "Anh thì ở xa quá, những lúc em đau ốm, anh ấy đã ở bên cạnh em, chăm sóc em, vì thế mà em đã yêu anh ấy và anh biết đấy, điều gì xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi".
Sau đó, bài thơ "Thơ tình ngày không em" ra đời. Anh hỏi: "Bây giờ em có còn yêu anh nữa không". "Em vẫn còn yêu anh". Vậy thì em hãy theo anh, anh đưa em về ra mắt thầy mẹ anh rồi chúng mình cưới nhau". " Không được, anh ạ. Em đã thuộc về anh ấy rồi". "Không sao, nếu em còn yêu anh, thì điều ấy coi như là không có". " Cũng không thể được, anh ạ. Em không có đủ can đảm để nhìn vào mắt mẹ anh mà nói...". Nhà thơ Trần Nhuận Minh nói rằng, sự trung thực thẳng thắn của nàng làm cho nỗi nhớ của anh thêm nặng lòng hơn.
Hôm ấy, người tiễn Trần Nhuận Minh ra về lại chính là người đàn ông vừa thế chỗ anh trong trái tim người con gái anh yêu. Trần Nhuận Minh cho rằng, anh rất mừng cho nàng đã có được một người chồng tử tế và chu đáo mà anh hiếm gặp. Gần 30 năm sau, đúng vào sinh nhật lần thứ 50 của nhà thơ Trần Nhuận Minh, người đàn ông năm xưa giờ đã là chồng của cô gái ấy, đã đưa vợ từ Sài Gòn về Quảng Ninh nghỉ mát và tìm đến nhà Trần Nhuận Minh.
Khi đến nhà, chỉ có mình vợ ông ở nhà, người đàn ông ấy đã nói với vợ ông rằng: "Chị ạ. Nhà tôi đây và chồng chị, ngày xưa hai người yêu nhau. Nhưng họ không lấy được nhau, cũng là số trời. Nay nhà tôi đã già, chỉ muốn được một lần tận mắt trông thấy anh chị". Khi ông về, vợ ông thuật lại cho ông nghe và trong chiều đó, Trần Nhuận Minh đã viết bài thơ "Tím biếc":
Sắc chiều bay trên thành phố úa vàng
Mây chợt thức giữa cơn mơ ngơ ngác
Khói biển lan xanh mờ con sóng bạc
Một nửa mùa thu nghiêng bóng xuống khoang thuyền
Cây cỏ vô tình nhuốm nỗi dở dang em
Gió thổi suốt đêm trăng mười bảy tuổi
Em ở đâu đây ? Trời dịu dàng bối rối
Thả vào hồn ta giọt sương cũ đầm đìa...
Bầu không trong ,tinh khiết đến nhường kia
Mái phố sẫm nỗi buồn mùa đông rớt
Chân ta vấp bóng chiều ẩm ướt
Em nhớ ta chăng?Gió đông sắc bàng già
Năm tháng qua đi.Vui buồn cũng qua đi
Ta cúi nhặt dấu chân trời mây nước
Bồng bềnh hỡi!Làm sao mà tới được
Một màu Quên lãng đãng cuối trời Xưa...
Sau khi bài thơ này in ở báo Văn nghệ, nhà thơ Trần Nhuận Minh nhận được điện thoại của chồng người yêu cũ nói rằng: "Anh Minh ơi, tôi đã đọc và mua tờ báo văn nghệ có bài thơ anh viết tặng nhà tôi rồi. Nhà tôi đọc và xúc động lắm. Tôi biết, đây là bài thơ anh viết dành tặng cho vợ tôi".
Trần Nhuận Minh rất bối rối, ông bèn nói: "Cảm ơn anh chị. Nhưng bài thơ ấy, tôi không viết về chị ấy đâu". Nghe xong câu này, chồng người yêu cũ của anh, hạ giọng xuống. nói rất khẽ: "Anh Minh này, anh nói khẽ thôi, kẻo nhỡ nhà tôi nghe được nhà tôi sẽ buồn lắm đấy".
Ngừng một lúc, ông lại nghe: " Anh Minh ơi, đây là số điện thoại của nhà tôi. Anh ghi đi...Thi thoảng, anh nên nói chuyện với nhà tôi, để nhà tôi đỡ buồn. Tôi đi làm cả ngày, chỉ ở nhà vào ngày chủ nhật..." Chính vì thế, mà cho đến nay, ông chưa một lần gọi vào số máy ấy...
Nhà thơ Trần Nhuận Minh tâm sự rằng, ông chưa từng thấy trong đời, một cặp vợ chồng nào yêu nhau, sống với nhau hạnh phúc, và trân trọng kỷ niệm của nhau đến như vậy. Mỗi lần ra tập, Trần Nhuận Minh vẫn gửi sách vào tặng cho cả hai vợ chồng. Trong một bài thơ của ông có đoạn: "Ta giáng sinh vào tình yêu của Em/ Vì thế, suốt đời Em khao khát/ Những gió trăng muôn thuở chẳng bến bờ/ Và vĩnh viễn, nợ nần khói sương".
Sau đó, người yêu cũ của ông đã ra một tập thơ lấy nhan đề: "Nợ nần khói sương", trong có có câu mà ông lấy làm đề từ cho bài thơ "Tím Biếc": "Trái vàng cho em chẳng chín/ Thì thôi xanh đến bạc đầu". Tập thơ này, người chồng đã đứng ra in cho vợ mình. Hôm ra sách, hai vợ chồng bay từ TP HCM ra và đến nhà tặng cho hai vợ chồng ông. Mối tình ấy đã nhuốm màu bàng bạc, bảng lảng trong những trang thơ của Trần Nhuận Minh như một sự dang dở của cái đẹp, sự khao khát vươn tới sự hoàn thiện của tâm hồn con người.
Trong một bài thơ tình mà ông nói, có lẽ là bài thơ tình cuối cùng, ông đã viết: "Ta đã xa nhau suốt cả cuộc đời rồi/ Vào phút ấy thì em nên gần nhé/ Đứng ở vòng ngoài nói cười khe khẽ/ Như một người dưng…Anh vẫn nhận ra em/ Ta đã không nhau, tất cả mọi ngày đêm/ Vào phút ấy thì em nên có nhé/ Dù bận thế nào, em cũng nên lặng lẽ/ Đi theo anh..chỉ một đoạn đường thôi/ Ta đã quên nhau, trong tất cả mọi buồn vui/ Vào phút ấy thì em nên nhớ nhé/ Hình như đài đưa tin, Hình như ai nói thế/ Hình như là... chả ai nói gì đâu…"
Phút ấy là phút gì, tôi chắc là bạn đọc đều hiểu cả....
Chúc ngày nghỉ cuối tuần mạnh khoẻ và thật vui!
"Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu. Để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời."
Hãy tâm niệm "Những điều không thể thay đổi hãy để nó lại trong tim, để tạo nên những điều mới..." Ấy mới là SỐNG và YÊU vậy!
Chết chưa phải là hết!
Thật đáng quý 1 nhà thơ - người đàn ông giàu tình cảm - Trần Nhuận Minh.
Chúc LLM tìm thấy được nụ cười trong nước mắt nhé!
một ngày một ngày nào đó
Anh xa em một ngày nào đó.
Anh nhớ có một lần một lần mình nói
Ta yêu nhau có vầng trăng làm chứng
Bầu trời nhiêu sao sáng đêm nay
Nhiều như những gì mình muốn có
Một lần đã trọn vẹn ái ân
Với anh em mãi là người tình trăm năm.....
...Để muốn rằng sẽ chẳng gặp lại nhau Anh sẽ phải buộc em bao tội lỗi
Điều đơn giản A đã làm mà không hiểu ... Giờ em xa.... em đã thật xa rồi.....