Chào mừng bạn đến với Blog LonelyMan!

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2009

CÂU ĐỐI TẾT KỶ SỬU

Jan 29, 2009 12:23 PM              Public                              Pageviews 115
Chập tối 30 Tết, lãnh đạo cơ quan mình làm lễ cúng thổ công. Đây là việc được làm từ nhiều năm rồi, bởi lẽ cơ quan mình nằm ở một khu đất mà xưa kia là một bãi tha ma lớn. Năm hết, Tết đến, làm một mâm cơm để cúng vái, tạ ơn các bậc tiền bối, cầu xin một năm mới bình an cho mọi người âu cũng là chuyện hợp đạo lý.
Tiếp theo lễ cúng là tiệc tất niên. Một bữa tiệc "cây nhà lá vườn" rất vui, với những món ăn truyền thống rất ngon miệng, và đương nhiên là có rượu.
Rượu vào thì... lời ra. Mà toàn "lời hay ý đẹp" cả, bởi những người dự tiệc đều là những người có học vấn sâu rộng, văn hoá cao.
Một trong những "lời hay" là một câu đối, do một vị tiến sỹ dẫn lại, nói là của giáo sư C.
Câu đối như sau:
MẬU TÝ ĐI, CHÁY NHÀ KHÔNG RA MẶT CHUỘT.
KỶ SỬU ĐẾN, GẢY ĐÀN CÓ LỌT TAI TRÂU?
Tết này mình thấy ít câu đối hay. Ai có câu đối hay thì cho anh em cùng thưởng thức nhé!
Tags: | Edit Tags Thursday 29 January 2009 - 11:34PM (ICT) Edit | Delete
Next Post: 13 February 2009: MẮT EM Previous Post: CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Comments

(30 total) Post a Comment
Teeeeeemmmmmmmmm đã. Ke ke ^_^
Thursday 29 January 2009 - 11:52PM (ICT) Remove Comment
đây là câu đối của giáo sư Văn Như Cương
http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/post/1958/125814
Friday 30 January 2009 - 12:03AM (ICT) Remove Comment
Chính xác đó đúng là của ông GS đồng hương V.N.C nhà Chú đó ạ. Cháu đã đọc từ trước Tết và thấy vế đối này rất hay. Nó lại nhắc lại 2 câu tục ngữ "Cháy nhà ra mặt chuột" và "Đàn gảy tai trâu". Tuy nhiên do có ý nghĩa khác đi khiến cho câu đối này mất đi sự chuẩn xác. Vế đối đưa ra là một câu khẳng định "CHÁY NHÀ KHÔNG RA MẶT CHUỘT" trong khi đó vế đối lại là một câu hỏi tu từ "GẢY ĐÀN CÓ LỌT TAI TRÂU?"

Nhưng xem ra Tết này cũng khó có câu nào hơn. Rằng hay thì thật là hay...
Friday 30 January 2009 - 12:08AM (ICT) Remove Comment
MẬU TÝ ĐI , MÈO ẮT THA KHÔNG ĐUỔI CHUỘT
KỶ SỬU ĐẾN , CỌC CHẮC PHẢI ĐI TÌM TRÂU ?
Friday 30 January 2009 - 12:08AM (ICT) Remove Comment
MẬU TÝ ĐI , MÈO VẪN KHÔNG THA ĐUỔI CHUỘT
KỶ SỬU ĐẾN , CỌC BUỘC PHẢI ĐI TÌM TRÂU ?
Friday 30 January 2009 - 12:17AM (ICT) Remove Comment
Một câu đối hay không chỉ đơn giản là đối chuẩn hay đủ ý mà phải toát lên được vẻ đẹp bởi chính nội dung của nó. Bất tài mà khiên cưỡng họa theo thì thật là thảm họa.

Điều đáng phục nhất của các nhà Nho là sự thâm thúy trong từng câu chữ.

Ngẫm ra cũng thương cho chú Trâu già. Chăm chỉ cần cù với ruộng đồng "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" thế mà còn bị bêu riếu. Đàn gảy thì Trâu cũng nghe đó chứ nhưng có người cầm dây dắt mũi đi rồi...
Friday 30 January 2009 - 12:27AM (ICT) Remove Comment
Cảm ơn bác giới thiệu câu đối hay. Em mù tịt lãnh vực này :)
Friday 30 January 2009 - 08:57AM (ICT) Remove Comment
Mậu Tý đi, Chuột lọt lưới trời cười ha hả
Kỷ Sửu đến, Trâu cày cả ngày chẳng được tha
Friday 30 January 2009 - 06:16PM (ICT) Remove Comment
Câu đối hay quá hà! Chí lí lắm! hihi
Friday 30 January 2009 - 08:01AM (EST) Remove Comment
MM muốn đối lại nhưng mà thôi ............ vì sợ từ Tiến sĩ !
Friday 30 January 2009 - 05:17PM (PST) Remove Comment
Vụ này em thua thôi, vì bản thân không nắm vững những lối thơ đối đáp, chắc chỉ thường xuyên qua đọc các câu đối của mọi người thôi anh à.
Saturday 31 January 2009 - 09:28AM (ICT) Remove Comment
câu đối chí lý , e muốn đối lại một phát mà chưa nghĩ ra..cho em nợ nhé
Saturday 31 January 2009 - 11:22AM (ICT) Remove Comment
"MẬU TÝ ĐI, CHÁY NHÀ KHÔNG RA MẶT CHUỘT"

Vế này có lẽ hàm ý nói năm 2008 việc chống tham nhũng k có kết quả chăng?

Friday 30 January 2009 - 11:19PM (MST) Remove Comment
Câu đối này có lý quá bác ạ, e rằng khó có câu nào độc đáo hơn.

Còn đối vui vui thì trước đây, báo đã đăng:

Đêm 30 con chó sủa
Sáng mùng 1 vợ tui ho.

Hehe, sau khi vọt ra câu đối này, anh chồng bị bà vợ oánh cho một trận.
Sunday 1 February 2009 - 10:36AM (ICT) Remove Comment
Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù .
Câu đối được xem là "tinh hoa" của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".
Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.
Một đôi câu đối gồm hai câu đi song nhau, mỗi câu là một vế. Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới. Nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra và vế đối.
Khi một câu đối do một người làm ra cả hai vế, thì chữ cuối, vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái là thanh bằng.
Ở Việt nam ta câu đối được phân ra nhiều thể loại:câu đối mừng,phúng,thờ,đề tặng,tết,tức cảnh,chiết tự,trào phúng,thách đối vv...
Một vài ví dụ:
- Câu đối mừng của cụ Nguyễn Khuyến mừng một cụ chánh tổng trước kia bị cách chức sau được phục hồi và sau khi cụ này làm nhà mới như sau:
Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa khả phong giai tị ốc
Sống ở làng, sang ở nước, mừng ông nay lại vểnh râu tôm.
- Câu đối tết:
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng Lão Phúc vào nhà.
- Câu đối tức cảnh;Lấy ngay câu thơ của Hồ xuân Hương:
Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài
-Câu đối thách đố:
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già
Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại
Trở lại với entry của Đại nhân hai câu trên thật là đã quá chỉnh,ai nghĩ sao tuỳ thích,thiển nghĩ của Lão phu thấy rằng chẳng còn ý nào tứ gì để chu chỉnh hơn được nữa.Có thể gọi nó là tinh hoa của tinh hoa được rồi.Một câu đối hay,chỉnh cả từ lẫn ý.
Vui xuân Lão phu cũng góp lời với đại nhân vài câu đàm đạo mong lượng thứ.
Sunday 1 February 2009 - 12:51PM (ICT) Remove Comment
Tình hình là em vô đọc ké thoai, em hok có bik cái vụ này đấu áh.hìhì
Sunday 1 February 2009 - 03:10PM (ICT) Remove Comment
@ Tuan Kiet: Lời giải thích về câu đối của Đại nhân thật đáng khâm phục. Xin Đại nhân giải thích rõ hơn về tại sao trước kia người TQ lại gọi câu đối là "đào phù" (桃符)?

http://vi.wikipedia.org/wiki/Câu_đối

hình như thiếu phần giải thích này.


Monday 2 February 2009 - 12:07PM (ICT) Remove Comment
@Minh:
Đào phù là tên gọi của đối liên.Câu đối về mùa xuân gọi là xuân liên.,các mùa khác cũng theo đó mà gọi.Tuy nhiên câu đối không phải phân loại theo mùa mà còn nhiều yếu tố khác để phân loại như mừng thọ,tết,thách đối vv...Đào phù nguyên bản của nó là từ Hán không phải từ Hán Việt để có thể giải nghĩa theo ý hiểu của người Việt ,nó chỉ là cái tên đã là tên gọi thì cứ vậy mà gọi ai đi giải thích rằng cái rổ là cái làm từ cây tre,chẻ ra vót sạch sau đó đan thành rổ, hay cái liềm dùng để cắt cỏ ở Việt nam gọi là liềm nhưng ở Mỹ người ta gọi là một cái tên khác,vậy hà cớ gì cứ đi tìm và hiểu cho rõ ngọn ngành một cái từ chung cho tất cả mọi Quốc gia cho được.Lão phu hiểu cạn không thể nói thành lời căn kẽ để minh hoạ cho cái từ trên là thế nào cho phải lẽ,nên chỉ dám nói có vậy thôi Minh hỏi các bậc hiền nhân chắc họ sẽ giải thích đầy đủ và cặn kẽ hơn .Thế nhé thân ái.
Monday 2 February 2009 - 01:31PM (ICT) Remove Comment
Theo ý của lão phu câu đối của giáo sư C ở entry trên thế này:
Hai câu là chỉnh ý nhưng chưa chỉnh về từ.
Tại sao vậy?
Vì ở câu thứ 2 có thể đặt dấu hỏi (?),nhưng câu thứ nhất không đặt được bởi nó mang tính trạng thái: Nhà cháy nhưng nhìn mãi không thấy chuột chạy ra.Ta cứ chờ cũng thế thôi,chuột đã không ra mặt .Câu đó cũng có nghĩa đã khẳng định và kết luận.
Nhưng câu thứ hai:Gảy đàn có lọt tai trâu? Vì có chữ CÓ nên thành câu hỏi (?).Một câu hỏi mà chờ đợi sự trả lời.
Một câu kết luận ở trên,vế sau lại là câu hỏi.Cái khó ở đây là chỗ đó.Và cái hay cũng chính là nằm ở đó.
Nếu để cho hai câu đều là câu hỏi cho cân câu đối theo thiển ý của Lão phu thêm vào hai câu mỗi câu một từ như sau :
MẬU TÝ ĐI - CHÁY NHÀ,SAO KHÔNG RA MẶT CHUỘT?
KỶ SỬU ĐẾN - GẢY ĐÀN,HỎI CÓ LỌT TAI TRÂU?
Vế trên thêm từ SAO,vế dưới thêm từ HỎI như vậy cả hai câu đều có thể đặt dấu hỏi chấm (?) được.
Trên đây là ngu ý của Lão phu chứ không dám có ý định chỉnh sửa câu đối của ngài giáo sư C đáng kính,mong hiểu đúng tâm sự,mong được lượng thứ.
Monday 2 February 2009 - 02:09PM (ICT) Remove Comment
Từ trước tới giờ mấy ai thấy câu đối kết thúc bằng dấu hỏi?

"Xưa nay chỉ thấy người nay cười. Có ai nghe thấy người xưa khóc đâu..." (Mộng uyên ương hồ điệp)
Tuesday 3 February 2009 - 12:04AM (ICT) Remove Comment
@Minh
@CongTonSach
@Phong B
@ZunKon
@HoangThiGiao
@VuYen
@Mis M
@LanTran
@VanMinh
@Aryan@
@HoangTG
@Tuan Kiet
@Mat Mot Mi

Xin cảm ơn các bạn, các anh chị thật nhiều.
Tết VN xưa nay gắn liền với những tập tục rất...Việt, khó lẫn vào đâu được. Cha ông ta đã có hai vế đối:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Bây giờ, "tràng pháo" thì bị cấm rồi, hy vọng sẽ tới ngày cái bộ phận "cỏ dại" trong cộng đồng hay quậy phá, sử dụng pháo một cách nguy hiểm hay phô trương lãng phí chết bớt đi, lệnh ấyễe được dỡ bỏ!

"Thịt mỡ", "dưa hành" ngày nay không ngon như xưa vì chất lượng thực phẩm đầu vào kém xưa!
"Cây nêu" giờ đây gần như biến mất khỏi làng quê!
"Bánh chưng xanh" giờ đây phần lớn là người ta mua bán, không tự chuẩn bị và tự goi, tự nấu như trước...
Và, cùng với sự ra đi của các cụ đồ, "những người muôn năm cũ", thì "câu đối" cũng ít đi, kém hay!

Tóm lại, Tết đang dần dần mất đi chất truyền thống!
Còn đâu nữa cái thời ông bà ta lì xì cho một hào bạc mới, với đúng nghĩa lì xì!

Tết năm nay có ít câu đối hơn mọi năm, LLM cảm thấy như vậy! Và, người ta cũng ít trang trí nhà bằng câu đối!

Về câu đối nói chung, LLM cho rằng đây là đỉnh cao của phép chơi chữ, khi mà người ta tích hợp được sự đối lập trong ngôn ngữ ở tất cả các bình diện: ngữ âm, ngữ pháp (cả từpháp và cú pháp), từ vựng, văn phong, thậm chí cả từ nguyên học (chẳng hạn như vế A chứa điển tích, thì vế B cũng phải dùng điển tích). Và, có một điều đặc biệt lý thú là: dù ngôn ngữ có cao cấp, uyên thâm đến mấy, câu đối hay thường ẩn chứa hai mặt: cái nội hàm rất sâu và cái vỏ thường là giản dị, đại chúng! Bởi thế nên câu đối hay thường được phổ biến rất nhanh và được cộng đồng tiếp nhận, chào đón, ghi nhớ một cách dễ dàng!

Về hai vế đối của GS VNC thì LLM sẽ bàn trong comment tiếp theo, xin khất, vì đã khuya rồi!

Xin đặc biệt cảm ơn @Phong B, @HoangTG đã đề xuất, dẫn xuất một số câu đối, và "Minh cùng @Tuấn Kiệt về những ý kiến, đàm luận rất sâu về câu đối! Thật đáng trân trọng!
Tuesday 3 February 2009 - 12:36AM (ICT) Remove Comment

Thầy giáo, tháo giày,tháo ủng, thủng áo, lấy giáo án dán áo.
Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả.
Tuesday 3 February 2009 - 05:08AM (ICT) Remove Comment
@Minh:
Bởi vậy nên Lão phu chỉ dám nói là không có ý chỉnh sửa câu đối của ngài giáo sư C đáng kính ở trên.
Còn việc câu đối có kết thúc bằng dấu hỏi hay không thì tự thân câu đối đó nói lên.Việc có dấu hay không có dấu hỏi không quan trọng mà cái quan trọng là nội dung từ,ý của nó nói cái gì?Hai vế của đôi câu đối đó có đối nhau không ?có cân,chỉnh không?
Xưa hay nay cũng đều tôn trọng cái luật của câu đối chứ chưa có câu đối phá cách.Một câu đối cả hai vế đưa ra đều có dấu chấm hỏi như ý của lão phu ở trên chỉ là muốn cho cả hai đều thành câu hỏi,từ đó mà suy ngẫm để có thể đưa ra hai vế câu đối khác khẳng định lại nó mà thôi.
Tuesday 3 February 2009 - 09:17AM (ICT) Remove Comment
Cái món câu đối thì tôi chịu thua luôn cho rồi. Đọc cũng thấy hay nhưng chả biết làm câu đối bao giờ. hì
Tuesday 3 February 2009 - 10:34AM (ICT) Remove Comment
Không dám bình câu đối của GS. Chỉ phụ với bạn Hoang...tí tí:

Mậu tý đi, chuột lọt lưới trời cười ha hả.

Kỷ sửu đến, trâu cày lấm đất khóc hu hu.

hì...hì....
Tuesday 3 February 2009 - 01:36PM (ICT) Remove Comment
@ Tuan Kiet: Đại nhân sai rồi.

1. "đào phù" (桃符) chưa bao giờ là tên gọi của "đối liên" (對聯) cả.

2. "Câu đối về mùa xuân gọi là xuân liên.,các mùa khác cũng theo đó mà gọi" lại càng sai. Vậy "Hạ liên" (賀聯) là câu đối về mùa hạ? Xin thưa chữ Hạ (賀) không phải là mùa Hạ mà là Chúc tụng, đến chúc mừng, đưa đồ mừng... (theo Từ điển Thiền Chửu). Còn mùa thu và mùa đông nữa thì gọi là gì?

3. "nó chỉ là cái tên đã là tên gọi thì cứ vậy mà gọi ai đi giải thích rằng cái rổ là cái làm từ cây tre,chẻ ra vót sạch sau đó đan thành rổ". Xin thưa nó (đào phù - 桃符) bản thân là 2 chữ ghép lại. Đào (桃) là cây đào. Phù (符) là cái bùa, cái thẻ... Theo quan niệm của người TQ xưa cành đào trừ được các sự không lành, cho nên đến tết nhà nào nhà nấy đều cắm cành đào ở cửa gọi là đào phù 桃符 (Từ điển Thiền Chửu).

Nhân tiện giải thích với đại nhân vì sao ban đầu câu đối gọi là "đào phù":

Câu đối được người Trung Quốc gọi là Đối liên (對聯), dùng để chỉ một dạng sơ khởi của nó là đào phù tức bùa gỗ đào(桃符). Còn gọi là doanh liên (楹聯) tức câu đối dán cột.

Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia (宋史蜀世家), câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.

Nguyên bản:

新年納餘慶
嘉節號長春

Phiên âm:

Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân

Dịch thơ:

Năm mới thừa chuyện vui
Tiết đẹp xuân còn mãi

(Theo WIKIPEDIA)

Ngoài ra trong một số văn thơ chữ Hán người ta chỉ dùng từ Liên (聯) có nghĩa là câu đối. Như đại thi hào Nguyễn Du có viết:

春聯待歲除

Xuân liên đãi tuế trừ

(Câu đối xuân chờ hết năm cũ)

(西河驛 - Tây Hà dịch)
Tuesday 3 February 2009 - 08:04PM (ICT) Remove Comment
" gảy đàn có lọt tai trâu ?" là câu hỏi tu từ thì cũng là khẳng định rùi mà .không có chi là mất chuẩn xác cả .t rất thik câu đối ni . cái chi cũng nhịp nhàng hết , hie hie , thik nhứt là "tai trâu " đối với " mặt chuột ". đấy , cái thứ cứ thích gặm nhấm , phá phách này cả cái mặt nó thì cũng chỉ bằng cái khoé tai - một cái khoé tai không hỉu được cái gì là hay ho , ái gì là đẹp đẽ cả .Tui thik câu này , cám ơn tác giả ent ha .
Wednesday 4 February 2009 - 07:22AM (CST) Remove Comment
@phuong Tim:
Thanks.
Anh cũng đã được nghe những câu ấy rồi. Tuyệt hay.

@Bamboo: Đồng nghiệp qua nhà và để lại comment là sướng rồi! Cảm ơn BB nhiều.

@Vuong Khanh Hung: Cảm ơn anh nhiều. Câu đối anh dẫn rất hay, liên quan trực tiếp đến tết này.

@Minh
@Tuấn Kiệt
@Thầy tu
@Tất cả các bạn

Theo thiển ý của LLM, câu đối của giáo sư C là... hết ý!
Tất cả các chỉnh sửa và góp ý của các anh chị đều rất thuyết phục. Tuy nhiên, tự thân hai vé đối của GS C đã hoàn mỹ lắm!
Về mặt ngữ âm/ nhịp điệu, thanh điệu đều tuân thủ phép đối lập trắc/bằng một cách chặt chẽ.
Về cú pháp, đây là hai câu, mỗi câu có chứa các đoản ngữ, thành ngữ cùng trường nghĩa và chức năng cú pháp.
Cái dấu hỏi ở cuối vế thứ 2, đúng như Thày tu nói, là đánh dấu cho một "câu hỏi tu từ", nghĩa là đó là "câu hỏi" về hình thức thôi, bản chất là câu khẳng định xét từ góc độ giao tiếp trong ngôn bản học. Mà, dấu hỏi ấy có hay không còn tùy thuộc vào cảm nhận và phát ngôn thực tế của từng người cụ thể! Nếu ta bỏ dấu hỏi đi thì ... lạc quan tếu!

@Minh, @Tuấn Kiệt, @Thầy Tu đã có những ý kiến, lập luận rất sâu sắc, mang tính học thuật cao, với nhiệt tình chia sẻ đích thực!

Xin chân thành cảm ơn.
Friday 6 February 2009 - 05:16PM (ICT) Remove Comment
  • HT
  • Offline
em k rành về câu đối ^^ nhưng khoái câu đối của @Phong B ;)
Nhưng tự dưng em nghĩ ra 2 câu này, chẳng bít gọi la 2gì, tặng anh lun:
Mậu Tý tiền ti tí
Kỷ Sửu vàng đầy hũ
Chúc a ngủ ngon.
Thursday 12 February 2009 - 02:05AM (ICT) Remove Comment
Xem và lắng nghe .
Sunday 15 February 2009 - 08:52AM (EST) Remove Comment

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét