Chào mừng bạn đến với Blog LonelyMan!

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2008

Thân thiện kiểu Singapore


05:44 30 thg 4 2008Công khai157 Lượt xem9

(TNO) “Con người Việt Nam rất thân thiện”, được nghe lời khen này từ những người nước ngoài, có lẽ những ai mang dòng máu Việt đều lấy làm tự hào. Nhưng sau 2 tuần đưa đứa con nhỏ sang chữa bệnh ở ở Singapore, tôi bỗng giật mình vì khái niệm “thân thiện”
1. Ấn tượng đầu tiên của tôi về đất nước Singapore bé nhỏ là... hộp kẹo nhỏ để trên bàn  nhân viên hải quan tại sân bay. Nó cho tôi cảm giác được chào đón ở đất nước xinh đẹp này. “Bạn nhớ đến cơ quan di trú để gia hạn nếu thời gian chữa bệnh cho em bé kéo dài hơn 30 ngày nhé”, viên chức hải quan trạc độ tứ tuần ân cần dặn dò sau chừng 2 phút làm thủ tục nhập cảnh cho tôi. Lúc đó, trong đầu tôi là cái quắc mắt đầy giận dữ cách đó vài giờ tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhân viên hải quan mới độ chừng 20 tuổi dành cho người mẹ 70 tuổi đi cùng tôi. Anh này quát: “Ai cho lên đây một lúc cả đống thế này?”. Bà cụ mới đi nước ngoài lần đầu nên không biết là chỉ làm thủ tục từng người một.
2. Đi taxi, thấy đồng hồ chỉ  5,5 dollar Singapore, tôi đưa tờ 5 dollar. Đang lui cui lục thêm 30 xu thì người tài xế của hãng City Cab bình thản trả lại 30 xu, giải thích rằng anh ta vừa đi nhầm đường, “lố” mất khoảng một 1 dollar nên chỉ lấy 4,5 dollar mà thôi. Ô hay, tôi có than phiền gì đâu (vì thực sự có biết đường đâu mà than phiền!). Lần khác, sau khi đã gọi điện thoại kêu taxi, tôi ngoắc một chiếc xe chạy ngang qua do đứa con nhỏ đi cùng cứ khóc nheo nhéo. Lên xe rồi, tôi gọi lại cho hãng taxi, báo không cần xe nữa. Anh tài xế phía trước đợi cho tôi cúp máy rồi nhẹ nhàng: “Lần sau nếu không vì điều gì quá khẩn cấp, bạn ráng đợi xe đến nhé, vì lúc bạn báo hoãn, người tài xế có thể sắp đến nơi rồi. Đây không phải là vấn đề tiền bạc đâu nhưng tài xế sẽ rất buồn vì thấy mình không được tôn trọng”.
3. Ở những cơ sở y  tế cho trẻ em, dù là bệnh viện công to đùng hay phòng khám tư nhân nhỏ xíu, đâu đâu cũng thấy đồ chơi. Trong phòng khám, trẻ con tự do chạy nhảy trong khi phụ huynh nói chuyện với bác sĩ, lỡ có quơ trúng đồ đạc cũng chỉ nhận được cái cười xòa như của ông giáo sư già ở Bệnh Viện Phụ nữ và Trẻ em KK: “Không sao, trẻ con mà, đó là do lỗi của chúng tôi đã để đồ đạc trong tầm tay trẻ em”. Ông đã ghi dày đặc cả 1 trang giấy về hồ sơ bệnh án của con tôi, về những phương pháp đã chữa trị ở Việt Nam, hỏi kỹ càng phương pháp nào thành công, phương pháp nào không... Ông khiến tôi không thể nào không so sánh với những lần đi khám bệnh ở Việt Nam, chỉ dám trả lời đúng những câu hỏi cực kỳ vắn tắt của bác sĩ vì đã hơn một lần nhận được “lời bình”: “Vậy cô là bác sĩ chứ đâu phải tôi” khi “lỡ” nói về những kinh nghiệm chữa trị trong quá khứ của bé.
4. Lần khác, tôi được giới thiệu đưa con đi tập vật lý trị liệu ở phòng tập mang tên Pacific Pain Care Center. Sau 5 phút quan sát, người kỹ thuật viên tên Andrew Wong hỏi sao tôi lại mang cháu đến trung tâm. Tôi giải thích tình trạng của bé và tìm cách lấy lòng: “Tôi được giới thiệu đây là chỗ tốt nhất cho bé”. Wong làm tôi bất ngờ: “Nhưng tôi biết có những chỗ khác thích hợp hơn cho bé. Ở đây chúng tôi không có đủ phương tiện tập cho trẻ con tốt bằng phòng tập chỉ dành riêng cho trẻ“. Nói rồi Wong gọi điện thoại đến một số phòng tập trẻ con, cố sắp xếp một cái hẹn ngay ngày hôm sau cho con tôi vì biết rằng tôi là người nước ngoài, không thể đợi lâu. Rồi anh lên mạng, chỉ đường, chỉ tuyến xe buýt cho tôi đến đó. Tính ra, anh mất tổng cộng 40 phút với hai mẹ con tôi nhưng sau đó cương quyết không lấy đồng nào. Chẳng cần phải tính toán gì nhiều tôi cũng biết Wong “thiệt” không ít: tôi phải trả gần 200 dollar Singapore (khoảng 2.300.000 đồng) cho 1 giờ tập và quan sát ở phòng tập trẻ em sau đó. Hình ảnh nhân viên y tế này quỳ xuống đất nói chuyện (lúc đó tôi phải giữ con ngồi yên trên ghế vì bé la hét, bực bội do chờ lâu) quả là quá tương phản với những lời nẹt nộ mà không ít nhân viên y tế, thậm chí là hộ lý ở các bệnh viện Việt Nam cũng tự cho mình có quyền với bệnh nhân.
5. Đi trên đường phố Singapore, bạn sẽ có cảm giác chẳng khác gì ở Paris hay New York vì Singapore cũng quy tụ đủ sắc dân, tây ta lẫn lộn. Người dân đảo quốc sư tử đã học được rất nhiều “chất Tây”: làm việc rất trách nhiệm, đâu ra đó rõ ràng nhưng đồng thời họ vẫn rất tình cảm theo kiểu Á Đông. Nếu như ở các nước phương Tây, bạn sẽ rất dễ “bị” nghe câu trả lời: “Xin lỗi, đó không phải là việc của tôi” khi hỏi đường, nhờ chỉ dẫn thì ở Singapore, đa số mọi người dễ dàng ngưng công việc trong 1, 2 phút để dẫn bạn tới tận nơi cần tìm.
Xin cảm ơn đất nước Singapore về bài học thân thiện.
Kiều Oanh
(Thanhnien.com.vn
)
  • phuong tim
    ĐI DỌC VIỆT NAM CÒN CHƯA XONG. ĐÂU CÓ RẢNH MÀ ĐI  SING. ƯƠC AO LÀ CÓ THỜI GIAN SẼ ĐI KHẮP VN , ĂN HẾT MÓN ĂN VN, RỒI ĐI NƯỚC NGÒAI LÀ SAU CUỐI.SAO MÀ THÈM ĐI ĐẾN ĐÂU CŨNG GẶP BLOGGERS, TAY BẮT MẶT MỪNG,CÒN ĐI SING. CHỈ ĐỨNG NHÌN.. NÓI GÌ VỚI AI ĐƯỢC!NƠI NÀO ĐẸP NHẤT?THƯA ĐÓ LÀ QUÊ HƯƠNG TÔI.NGHE NÓI QUA ĐÓ MÀ VÔ Ý XẢ RÁC LÀ PHẠT NẶNG, LỠ MÀ QUÊN THEO KIỂU VN THÌ HẾT TIỀN VỀ.
    • LonelyMan
      Úi dời ơi, đi dọc VN là chuyện không khó bi giờ mừ! Quyets một nnhast là xong. Sang Sing mà lỡ theo kiểu VN thì bị phạt ư? Đúng là họ có ý thức cao hơn và luật nghiêm hơn. Mình vẫn cứ qua để "mục sở thị", về nhà còn góp phần xây dựng cái "quê hương tôi" chớ! Thanks for coming!
  • khatigon
    Có vẻ như người VN chưa thể hiện tính thân thiện một cách bài bản thôi. Về bản chất, người Việt hiếu khách. Người ta còn nói "Nhịn miệng đãi khác mà". Vấn đề nêu trong bài này khiến ta suy nghĩ  là cách thức tổ chức, phuc vụ luôm thuộm ở nước mình, trách nhiệm của các nhà quản lý, giáo dục, doanh nghiệp.
    • LonelyMan
      Đúng, những người liên quan trực tiếp cần phải suy nghĩ. Dân đen nước ta bao giờ cũng hiếu khách và họ ít khi làm tổn hại đến quốc thể, có chăng chỉ mấy em nhỏ thiếu ăn phải chạy theo xin tiền, xin người ta mua linh tinh.
  • Đơn Thương Độc Mã
    Sang nhà em uống rịu nhé, thân thiện kiểu nông dân Việt Nam đóa, hihi
    • LonelyMan
       Rượu ngon lại có bạn hiền thì còn gì bằng. Sưa vơi nhau nhé bạn.
  • duy nhat KTV
    tổng cộng là 2 đồng nghiệp, 1 bé con và 1 ông chồng bạn à! ^__^ Bé 6 tháng mà mẹ na đi nhậu nhẹt văn nghệ văn gừng um sùm hết, há há!
    • LonelyMan
      Thì ra bạn cũng văn nghệ quá nhỉ! Thế là tốt. Có phải ai cũng có diễm phúc "văn nghệ văn gừng" đâu.
  • MD7461
    Chia xẻ chút đi anh , vậy là không có thì giờ đi tham quan anh nhỉ .
    • LonelyMan
      Ngủ, nủ, và ngủ em ạ. Chẳng đi ddaau được cả.
  • Bông lúa vàng
    Tại vì ở VN mình đâu đâu cũng trưng khẩu hiệu : "Sống..... noi gương Bác Hồ vĩ đại", ai ai cũng phải học tập "Tư tưởng HCM" . Còn của người ta thì chỉ "Vì một đất nước tươi đẹp thôi " vì vậy bạn thấy ngay sự khác biệt giữa 2 luồng tư tưởng.  Tôi ước mong sao ta cũng chỉ nên đơn giản :"Vì một Việt Nam tươi đẹp!" , thế thôi.
    • LonelyMan
       Tư tưởng của Bác và phương châm sống theo gương Bác là đúng rồi. Cái chính là người ta phải đưa những tư tưởng ấy vào thực tiễn của cuộc sống. Nhưng nhiều người  chỉ nói suông hơi bị nhìu.
  • duy nhat KTV
    Mình cũng muốn đi Sing lắm, chắc cưới xong sẽ đi. Mình rất thích sang ấy chụp hình cưới vì ai cũng bảo rằng người Sing luôn nở nụ cười, nếu hình cưới của mình và chồng được chụp giữa những nụ thân thiện thì tụi mình sẽ luôn hạnh phúc! 
    • LonelyMan
      Ủa, thế sắp cưới? Thế thì "tổng cộng là 2 đồng nghiệp, 1 bé con và 1 ông chồng bạn à! ^__^ Bé 6
      tháng mà mẹ na đi nhậu nhẹt văn nghệ văn gừng um sùm hết, há há!" là thế nào nhỉ? Chịu, không hiểu nổi TL à.
  • Lan Tran
    Nụ cười thân thiện là nét đặc trưng của người Việt Nam nhưng  rất tiếc có quá nhiều người đã  đánh mất điều đó.
    • LonelyMan
      Nụ cười Việt Nam thân thiện và hiếu khách. Hãy để nụ cười ấy đến với bạn bè ta. Nhất trí hoàn toàn với bạn.
  • Tulip
    • Tulip
    • 06:01 30 thg 4 2008
    Em cũng đã đi Sin một lần... Ở nước họ thân thiện thể hiện qua hành đông... Ở nước mình thân thiện thể hiện qua lời nói...
    • LonelyMan
      Em hãy qua các nước khác nữa đi. Mình đâu chỉ phải học Sing đâu em.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét