- Bài hát TẤM ÁO MẸ VÁ NĂM XƯA (của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý) là một bài hát rất hay, rất cảm động, được rất nhiều người ưa thích. Tôi cũng vậy. Nhiều khi hát bài ấy, nước mắt tôi chực chảy ra mỗi khi đến chỗ "Đời mẹ nghèo trong áo rách...". Mời các bạn vừa nghe lại bài hát, vừa tham gia giải câu đố vui. Những bạn đã trực tiếp giải đố trước đây tạm thời chưa đưa ra câu trả lời nhé.
Câu đố:
Trong bài hát TẤM ÁO MẸ VÁ NĂM XƯA có đoạn:
"Tấm áo ấy bấy lâu nay con thường vẫn mặc
Để nhớ ngày chúng con về Hà Bắc
Quần nhau với giặc
Áo con rách thêm
Nên các mẹ già phải thức thâu đêm vá áo"
Bạn hãy cho biết: Người chiến sĩ trong đoạn trên là CON TRAI HAY CON GÁI? VÌ SAO BẠN CHỌN NHƯ VẬY?
Thứ Năm, 6 tháng 3, 2008
TẤM ÁO MẸ VÁ NĂM XƯA
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Comments
(27 total) Post a CommentHi hi. Em đã được sư phụ đố rồi. Hay lắm.
bai hat nay sang tac nam 73 co nhieu thim bo doi roi
nhung toi van doan la trai /linh cam thoi anh a
Con gì đâu quan trọng, quan trọng là con nào quần được giặc, mà còn biết may vá. BÓTAY luôn.
Nhưng câu kết của hathu rất đúng : NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG ĐOẠN TRÊN LÀ BÀ MẸ VÁ ÁO.
-Trả lời gần gần, sáng nghĩa: là con trai
-Trả lời hình tượng: là người mẹ
hehehe, dzụ này dzui nghen, sẽ ghé blog anh giải câu đố dài dài...;D
Ngày 8-3 đang khép lại.
Cảm ơn các bạn đã tham gia giải câu đố CON TRAI HAY CON GÁI?
Kết quả: Không ai đoán được trọn vẹn cả! Gọi tên đáp án thì có một vài bạn, nhưng phần giải thích thì chưa ổn lắm. Sỏi Đá đã tiến rất gần đến câu trả lời đúng.
Xin trả lời và giải thích như sau:
Người chiến sĩ trong đoạn
"Tấm áo ấy bấy lâu nay con thường vẫn mặc
Để nhớ ngày chúng con về Hà Bắc
Quần nhau với giặc
Áo con rách thêm
Nên các mẹ già phải thức thâu đêm vá áo"
là CON GÁI, bởi vì trong quân đội có quy định rất nghiêm về quân phục. Chiến sĩ nam thì không thể dùng "áo con" như chiến sĩ gái được!
Cũng cần chú giải thêm rằng "Áo con" là từ lịch sự để chỉ cái bra của chị em, là cái nịt..., là cái cooc..., một loại giá đỡ ấy mà!
CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THAM GIA NHIỆT TÌNH CỦA CÁC BẠN.
XIN HẸN GẶP LẠI Ở TRẬN ĐẤU SAU.
t