Chào mừng bạn đến với Blog LonelyMan!

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2008

09 March 2008: LÀNG KHÔNG CÓ TRẺ EM TÊN GÌ?


2:52 9 thg 3 2008
THẤM THOẮT ĐÃ TRÒN 100 NGÀY VŨ CAO RA ĐI (3-12-2007), ÔNG MẤT CÙNG TUẦN VỚI CHÍNH HỮU VÀ PHẠM TIẾN DUẬT.

XIN POST LẠI BÀI THƠ NÚI ĐÔI CỦA VŨ CAO.
MỜI CÁC BẠN ĐỌC THƠ, CÙNG TÔI TƯỞNG NHỚ ĐẾN NHÀ THƠ VŨ CAO YÊU QUÝ, VÀ GIẢI CÂU ĐỐ VUI SAU ĐÂY:

Câu hỏi:
Thơ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp có nói đến một làng mà ở đó không có trẻ em nào.
Bạn hãy cho biết tên làng ấy là gì? Vì sao làng ấy không có trẻ em?


NÚI ĐÔI
Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới bữa anh sang.

Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
Em vẫn đùa anh sao khéo thế
Núi chồng, núi vợ đứng song đôi.

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó mất tin nhau.

Anh vào bộ đội lên Đông Bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mỗi bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục Núi Đôi chăng.

Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vùng đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.

Đồng đội có nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông.

Náo nức bao nhiêu ngày trở lại

Lệnh trên ngừng bắn anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh ghé thăm nhà thăm núi Đôi.

Mới đến đầu ao tin sét đánh
Giặc giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa
Em sống trung thành, chết thủy chung.

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em.

Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng.

Từ núi qua thôn đường nghẽn lối
Xuân Dục Đoài Đông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao nhà đổ chái
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay

Cha mẹ dìu nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuấy dần chuyện xót đau.
Anh nghe có tiếng người qua chợ
Ta gắng mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu.

Nhưng núi còn kia anh vẫn nhớ

Oán thù còn đó anh còn đây
Ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Đã chết vì dân giữa đất này?

Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi em, đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

Comments

(26 total) Post a Comment
Bài thơ hay quá. Cảm ơn Lonely đã post lại bài thơ này. Mình đã có những năm tháng ở gần những địa danh đó, đã nhiều lần ngắm Núi Đôi và cảm nhận sâu sắc tình cảm, ý nghĩa của bài thơ. Mà ý tưởng của Lonely phong phú thật đấy. Câu trả lời ngay trong bài thơ đấy thôi.
Sunday 9 March 2008 - 11:44AM (ICT) Remove Comment
hihi
Sunday 9 March 2008 - 01:19PM (ICT) Remove Comment
trung du ngay thang van cho mong
toi dung hay anh dung
toi do lai
con cau anh do /co ban tra loi roi
Sunday 9 March 2008 - 03:41AM (EDT) Remove Comment
Flower@: Cảm ơn bạn. Comment của bạn là một gợi ý rất cần thiết. Chắc chắn là câu trả lời nằm trong bài Núi Đôi rồi. Hãy để mọi người đoán và giải thích xem sao.

Nguoimecamsung@: Cái "hi hi" của bạn phải chăng có thể ngầm hiểu là một cái nháy mắt "Tôi biết rồi, nhưng cứ để xem sao"?

Yenthanh@: Chị đố lại ư? Chưa thấy câu đố của chị, chị YT ạ.
Sunday 9 March 2008 - 02:52PM (ICT) Remove Comment
Em xin trả lời tên làng ấy là làng Phù Linh, biểu hiện ở 2 câu thơ trong bài thơ bất hủ Núi đôi của Vũ Cao:
"Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo
Em còn trẻ lắm nhất làng trong"
Cô gái trong bài thơ 17 tuổi trẻ nhất làng thì có nghĩa không còn ai ít tuổi hơn. 17 tuổi đã lớn, không phải là trẻ em. Nên làng ấy không có trẻ em ạ...
Sunday 9 March 2008 - 12:12AM (PST) Remove Comment
Xin lỗi thầy , bấm mãi nó không lên...thầy xóa bớt comment thừa giùm em ạ.HiHi....
Sunday 9 March 2008 - 12:13AM (PST) Remove Comment

Hathu@: Bạn vừa sút vào xà ngang, bóng dội xuống vạch vôi và nẩy ra ngoài!
Sunday 9 March 2008 - 03:57PM (ICT) Remove Comment
trung du làng nước vẫn chờ mong
Nhưng theo tôi
Trung du ngày tháng vẫn chờ mong.
Tôi đúng hay anh đúng
Sunday 9 March 2008 - 05:56AM (EDT) Remove Comment
Em biết tên làng ấy gọi là làng NÚI ĐÔI ạ. Biểu hiện ở câu thơ:
"Đôi ngọn nên làng gọi núi đôi"
Sunday 9 March 2008 - 05:17PM (ICT) Remove Comment
Núi đôi chỉ có núi chồng núi vợ nên không có trẻ em !hihi...Làng Núi Đôi...
Sunday 9 March 2008 - 05:22PM (ICT) Remove Comment
yenthanh@: Trung du LÀNG NƯỚC vẫn chờ mong chị ạ.
Thứ nhất, đó là từ dùng trong nguyên bản, và từ trước tới nay tôi vẫn đọc như vậy (trước kia, may mắn là tôi học ở lớp "đặc biệt" về văn, các thầy bắt nghiên cứu kỹ bài này)
Thứ hai, trong tiếng Việt khẩu ngữ, dân dã thì "làng nước" dùng để chỉ "mọi người trong làng/xóm/xã...nghĩa là những người trong cộng đồng hẹp nơi cư trú. Ví dụ: "Ối, làng nước ơi. Nó đánh tôi!"
Cách đọc thành "ngày tháng" cũng chẳng việc gì, có theerr đó là một dị bản, thường gặp đối với những tác phẩm nổi tiếng, được truyền tụng nhiều trong dân gian, và đương nhiên sẽ dẫn đến những sự khác biệt nho nhỏ so với bản gốc. Tôi quan niêm rằng, nếu một tác phảm mà có nhiều dị bản thì đó là một tác phẩm vĩ đại. Vậy, Núi Đôi là một tác phẩm thuộc loại đó. Cảm ơn chị nhiều.
Sunday 9 March 2008 - 05:54PM (ICT) Remove Comment
yenthanh@: Xin trao đổi thêm chút xíu với chị là trong kho tàng tục ngữ - thành ngữ VN, người Việt có câu “Anh em khinh trước làng nước khinh sau”. Điều đó diễn tả, nếu trong nhà còn chưa xây dựng nổi trật tự sống, quy củ sống..., làm sao có thể để mọi người tôn trọng được?
Sunday 9 March 2008 - 06:04PM (ICT) Remove Comment
Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Sáng nay em đọc entry của anh và quá bận để không thể suy nghĩ đáp án.
Em chọn hai câu đầu vì nó đơn giản nhất để nghĩ rằng đây là một ngôi làng không có trẻ em , sau khi thử tra cứu đầu óc văn chương xưa nay vốn khá phong phú của mình.
Nhưng em chỉ có thể dẫn chứng bằng hai câu trên.
Bài thơ Núi đôi là một bài thơ em từng rất thích, bởi vì nó lãng mạn , không quá bi thương nhưng lại vô cùng khắc khoải.
Núi vẫn đôi mà anh mất em...
Cái câu này em thấy nghèn nghẹn nên đã không thể tìm ra một đáp án chính xác nhất của lòng mình cùng bài thơ trên.
Sunday 9 March 2008 - 06:57PM (ICT) Remove Comment
nếu thế thì nhiều người sai anh ạ, tôi ngâm bài thơ này rất nhiều lần, toàn dùng NGÀY THÁNG cho nên đọc chữ làng nước nó lạ quá. Cảm ơn anh nhiều( chịu thua).
Sunday 9 March 2008 - 08:29AM (EDT) Remove Comment
Bãy năm vê`trước em mươi` bảy
Anh mới hai mươi trẻ nhất lang`
.uân Dục,Đoai`Đông hai cánh lúa
.....
Dân chợ Phu` Linh ai cũng bảo
Em con`trẻ lắm,nhất lang` trong
Mấy năm cô ấy lam` du kích...

Em nghĩ tên lang` la`Phu` Linh.Con` lang` nay` không có trẻ em vi`chỉ có trông` lúa nuôi quân thôi.
Sunday 9 March 2008 - 11:48AM (EDT) Remove Comment
Trời đất ơi. Tên làng mà cũng khó đoán thế sao?
Lời phê của giáo viên: Chưa đọc kỹ bài thơ. Chưa có tư duy "tếu táo", còn quá "nghiêm chỉnh" nên chưa nắm được yêu cầu của đề bài là "câu đố VUI".

Nhân thể cũng muốn nói với các bạn rằng chỉ những tác phẩm nổi tiếng, có giá trị, được yêu mến rộng rãi thì mới dược dân gian nhớ, nhái lại, có nhiều dị bản do được truyền tụng trong dân chúng bằng khẩu ngữ chứ không phải bằng bút ngữ (văn bản viết). Truyện Kiều là một ví dụ điển hình.
Khi vui, người ta tìm đến những tác phẩm này để ngâm vịnh, để đùa, để tếu táo ("xè xè nắm đất bên đàng" - Kiều "ấy" ngoài đường). Khi buồn, người ta cũng tìm đến những đại tác phẩm này. Những tác phẩm ấy gắn với hạnh phúc, bất hạnh của con người nên chúng bất hủ.
Sunday 9 March 2008 - 11:01PM (ICT) Remove Comment
Bài thơ Núi Đôi được Vũ Cao sáng tác dựa trên một câu chuyên có thật. Người con gái trong bài thơ là Trần Thị Bắc một nữ du kích Việt Minh quê ở xóm Chùa, thôn Xuân Đoài (Xuân Dục-Đoài Đông), xã Phù Linh (còn gọi là Lạc Long), huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trần Thị Bắc tử trận ngày 21 tháng 3 năm 1954 khi lọt vào ổ phục kích của đối phương...
Tên làng thì rỏ rồi, còn lý do tại sao làng không có trẻ em có lẽ hai câu sau chứng minh :
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng !?

Không lấy chồng nên không có trẻ em phải không anh ?


Monday 10 March 2008 - 07:39AM (ICT) Remove Comment
...
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó mất tin nhau.

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em."

Em rất ngưỡng mộ những mối tình thời chiến ấy qua thơ ca. Đẹp , trong sáng, mãnh liệt, sâu sắc, thủy chung ...mà giữa thời đại tên lửa này có lẽ ko tìm thấy nữa...
Sunday 9 March 2008 - 07:06PM (PDT) Remove Comment
Cảm ơn sự tham gia và những comment rất hay của tất cả các bạn. Tôi nhận thấy rằng trước mắt vẫn chưa nên dừng cuộc thảo luận tại đây. Vẫn còn cơ hội cho một câu trả lời hơnhoàn chỉnh, đầy đủ, thuyết phục hơn.
Monday 10 March 2008 - 09:25AM (ICT) Remove Comment
Hic,đọc tưng` chữ,tưng`câu,$uy nghĩ kiểu nay` kiểu nọ,do` tim`mãi,không ra.
Sunday 9 March 2008 - 11:16PM (EDT) Remove Comment
Khong tu tin lam nen phai nho den "su phu".Toi xin doan do la lang:Xuan duc.Vi co gai tre nhat lang 17 tuoi sau nay nguoi yeu cu mai tim: Anh vao bo doi len Dong Bắc. Chien dau quen minh nam lai nam. Moi ban dan cong ve lai hoi. Ai nguoi Xuan Duc Nui Doi chang. Hoac ... Nhung nui con kia anh van nho. Oan thu con do, anh con day. O dau co gai lang Xuan Duc. Da chet vi dan, giua dat nay?

Nhieu khi dap an that don gian ma ta cu nghi dau dau. Neu dap an nay dung, thi xin duoc thuong nhe
Monday 10 March 2008 - 12:06PM (ICT) Remove Comment
là LÀNG NƯỚC. "Trung du LÀNG NƯỚC vẫn chờ trông".
Monday 10 March 2008 - 12:34PM (ICT) Remove Comment
Vào! Vào rồi! Thưa các bạn, bóng đã nằm gọn trong lưới, vào phút đá bù giờ hiệp hai!
Các hình ảnh quay chậm cho thấy từ cú phát bóng của Flower, bóng được chuyền đi chuyền lại nhiều lần, để rồi cuối cùng nguyenth@ tung một cú sút trời giáng, bóng đập xà ngang nảy ra ngoài; Khatigon@ lao vào như tên bắn, sút bồi cực mạnh làm bó tay thủ môn.
Trọng tài nổi còi, chấm dứt một trận đấu đầy kịch tính, với nhiều pha bóng mãn nhạn, làm hài lòng đông đảo các cổ ddoongj viên.
Xin các bạn lưu lại ít phút để chứng kiến lễ trao quà lưu niệm của Ban tổ chức cho cầu thủ xuất sawvs nhất trận đấu (tiền vệ trung tâm nguyenth@ - người có công lớn kiến tạo bàn thắng)) và cầu thủ ghi bàn thắng vàng (tiền đạo Khatigon@).

(Ở phía trong hậu trường, các thành viên Ban tổ chức đang hỏi nhau sau khi nghe thông báo trên loa phát thanh: "Ủa, phần thưởng là cái gì í nhỉ? Thì ra Ban tổ chức đã quên treo thưởng trước trận đấu. Tuy nhiên, Ban tổ chức sẽ nhanh chóng hội ý và chắc chắn sẽ có phần thưởng nóng ngay sau đây. Các bạn có thể mách nước cho Ban tổ chức là thưởng gì không?)
Monday 10 March 2008 - 12:46PM (ICT) Remove Comment
Đáp án và thang điểm chính thức:

Bài gồm 2 ý, 2 phần:

1. Làng Xuân Dục trong bài Núi Đôi của Vũ Cao (Tên làng được nắc 4 lần trong bài thơ)
Số điểm: 50 điểm

2. Làng ấy không có trẻ em vì "cô gái làng Xuân Dục" "bảy năm về trước" 17 tuổi, là người "trẻ nhất làng" (nghìa là làng ấy chẳng còn ai dưới 17 tuổi). 17 tuổi, du kích, biết yêu rồi thì chắc chắn không còn là trẻ em.
Số điểm phần này: 50 điểm

Tổng điểm: 100 điểm
Monday 10 March 2008 - 12:54PM (ICT) Remove Comment
Oi,chi co 50 diem roi thoi sao? hu hu!!
Monday 10 March 2008 - 07:33PM (ICT) Remove Comment
rất vui... rất đúng! :d...
Tuesday 11 March 2008 - 04:53AM (ICT) Remove Comment

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét