To
Hong _Quang Linh
Sáng tác: Nhất Sinh
Trình bày: Quang Linh
Anh đến quê em nơi đây có dòng sông Cầu,
Dự ngày Hội Lim anh đã hứa khi xưa.
Vượt bao đèo cao bao suối sâu,
Nắng mưa gió sương anh không ngại.
Chỉ mong gặp em, người em gái,
Hát câu dân ca: "Người ơi, ở đừng về".
Câu dân ca ngày xưa em hát,
để nhớ thương anh phải đi tìm.
Và hôm nay vào ngày Hội Lim,
gặp lại em, em vẫn như xưa.
ĐK1 :
Vào Hội Lim em mặc áo the,
chân đi guốc mộc,
đội nón quai thao em bước qua cầu
Hát câu quan họ chung tình làm đôi,
hát câu quan họ chung tình làm đôi
Về với quê anh quê anh có dòng sông Hậu,
và dòng dừa xanh soi bóng nước quanh năm.
Từng đêm từng đêm dưới ánh trăng,
gái trai sánh vai vui thanh bình.
Vẳng trên dòng kinh giọng ai hát,
con sáo sang sông, rồi sáo sổ lồng.
Em yêu ơi về quê anh nhé,
mùa gió lên có nước vơi đầy.
Một con sông ngày đục đêm trong,
một lều tranh, ta sống trăm năm.
ĐK2 :
Về cùng nhau chia buồn sớt vui,
chung tay xây mộng,
mộng ước bấy lâu nay thỏa mong chờ.
Cám ơn tơ hồng cho mình gặp nhau,
Cám ơn tơ hồng se mình thành đôi.
"Tơ hồng
Nguyệt lão thiên tiên" dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi
kiểm sách hướng về Mặt Trăng, sau lưng có một cái túi đựng đầy những sợi tơ
hồng. Ông lão bảo rằng quyển sách này là văn thư kết hôn của toàn thiên hạ. Còn
những sợi tơ hồng dùng để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành
chồng.
Một hôm, Vi Cố vào chợ gặp một bà lão chột mắt ẵm một đức bé đi qua. Bỗng ông già lại hiện lên cho biết đứa bé kia sẽ là vợ anh. Vi Cố tức giận vì vợ mình lại là con một bà lão chột mắt, bèn cho người giết đứa bé ấy đi. Người hầu lẻn đâm vào giữa trán đứa bé trong đám đông rồi bỏ đi.
Mười bốn năm sau, quan Thứ sử Trương Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái có dung nhan tươi xinh, đẹp đẽ, giữa trán có đính một bông hoa vàng. Vi Cố gạn hỏi, vợ mới bảo : "Thuở còn bé, một bà vú họ Trần bế em vào chợ bị một tên cuồng tặc đâm phải, nên phải dùng một bông hoa vàng để che vết sẹo". Vi Cố hỏi : "Có phải bà vú đó chột mắt không? ". Vợ bào : "Đúng thế!". Vi Cố kể lại chuyện trước, hai vợ chồng lại càng quý trọng nhau cho là duyên trời định sẵn.
TƠ HỒNGMột hôm, Vi Cố vào chợ gặp một bà lão chột mắt ẵm một đức bé đi qua. Bỗng ông già lại hiện lên cho biết đứa bé kia sẽ là vợ anh. Vi Cố tức giận vì vợ mình lại là con một bà lão chột mắt, bèn cho người giết đứa bé ấy đi. Người hầu lẻn đâm vào giữa trán đứa bé trong đám đông rồi bỏ đi.
Mười bốn năm sau, quan Thứ sử Trương Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái có dung nhan tươi xinh, đẹp đẽ, giữa trán có đính một bông hoa vàng. Vi Cố gạn hỏi, vợ mới bảo : "Thuở còn bé, một bà vú họ Trần bế em vào chợ bị một tên cuồng tặc đâm phải, nên phải dùng một bông hoa vàng để che vết sẹo". Vi Cố hỏi : "Có phải bà vú đó chột mắt không? ". Vợ bào : "Đúng thế!". Vi Cố kể lại chuyện trước, hai vợ chồng lại càng quý trọng nhau cho là duyên trời định sẵn.
(Sưu tầm)
Sáng tác: Nhất Sinh
Trình bày: Quang Linh
Anh đến quê em nơi đây có dòng sông Cầu,
Dự ngày Hội Lim anh đã hứa khi xưa.
Vượt bao đèo cao bao suối sâu,
Nắng mưa gió sương anh không ngại.
Chỉ mong gặp em, người em gái,
Hát câu dân ca: "Người ơi, ở đừng về".
Câu dân ca ngày xưa em hát,
để nhớ thương anh phải đi tìm.
Và hôm nay vào ngày Hội Lim,
gặp lại em, em vẫn như xưa.
ĐK1 :
Vào Hội Lim em mặc áo the,
chân đi guốc mộc,
đội nón quai thao em bước qua cầu
Hát câu quan họ chung tình làm đôi,
hát câu quan họ chung tình làm đôi
Về với quê anh quê anh có dòng sông Hậu,
và dòng dừa xanh soi bóng nước quanh năm.
Từng đêm từng đêm dưới ánh trăng,
gái trai sánh vai vui thanh bình.
Vẳng trên dòng kinh giọng ai hát,
con sáo sang sông, rồi sáo sổ lồng.
Em yêu ơi về quê anh nhé,
mùa gió lên có nước vơi đầy.
Một con sông ngày đục đêm trong,
một lều tranh, ta sống trăm năm.
ĐK2 :
Về cùng nhau chia buồn sớt vui,
chung tay xây mộng,
mộng ước bấy lâu nay thỏa mong chờ.
Cám ơn tơ hồng cho mình gặp nhau,
Cám ơn tơ hồng se mình thành đôi.
Dẫu muốn cắt chia, chẳng đặng đừng.
Hợp duyên giai ngẫu, tơ hồng chứng.
Kể chuyện ngày xưa, lòng ngẫn ngơ.
Em yêu ơi về quê anh nhé, mùa gió lên có nước vơi đầy.