Chào mừng bạn đến với Blog LonelyMan!

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Những cổ vật ăn trầu đắt giá



Triển lãm “Văn hóa trầu cau Việt Nam” khai mạc vào sáng 24/10/2012 và kéo dài đến 1/2013, với sự phối hợp thực hiện giữa Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam và nhà sưu tập Thành Hải Dương (Nguyễn Trung Thành) tổ chức. Với ba chủ đề chính: Tục ăn trầu và giá trị của văn hóa trầu cau ở Việt Nam, tục ăn trầu ở một số dân tộc ít người tại Việt Nam và việc bảo tồn giá trị văn hóa trầu cau ở Việt Nam.
Ăn trầu đã có từ lâu trong đời sống của người dân Việt Nam ta. Tương truyền rằng tục lệ này xuất hiện từ thời Hùng Vương với câu chuyện cổ tích “Sự tích trầu cau”. Sau đó, tục ngữ ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện” chứng tỏ rằng, với người dân Việt, ăn trầu không còn là thói quen mà đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa dân tộc.
Cơi trầu là vật không thể thiếu tại nơi tiếp khách của người Việt xưa
Cơi trầu là vật không thể thiếu
 tại nơi tiếp khách của người Việt xưa

Đến với triển lãm “Văn hóa trầu cau” lần này, công chúng được tận mắt nhìn ngắm gần 100 hiện vật như: bình vôi, hộp trầu, ống nhổ, cối giã trầu, xà tích, khay đựng… của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Chăm, Khmer, Xơ Đăng, Xtieng... có từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19. Qua đó, người xem hiểu được nguồn gốc tục lệ ăn trầu ở nước ta để gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống này. Trong số các cổ vật trưng bày có bộ trầu thuốc và bình vôi của nhà sưu tầm Nguyễn Trung Thành, được làm bằng gốm có từ thời Hùng Vương.

Độc đáo hơn cả là những bộ đồ ăn trầu của vua chúa triều Nguyễn được chế tác tinh xảo từ các chất liệu quý hiếm như vàng, bạc, ngọc, pha lê... Bình vôi cũng là vật dụng được trưng bày nhiều tại đây với nhiều loại được chế tác cầu kì, tinh xảo trở thành những tác phẩm nghệ thuật. Điều này gắn liền với quan niệm của người Việt ta luôn tôn kính gọi bình vôi là “Ông bình vôi” hoặc “ông vôi” như một vị thần. Trong triển lãm, người xem được ngắm nhìn những bình vôi làm từ gốm quý, màu men đẹp, nhiều kích cỡ khác nhau, có tay cầm đắp hình rồng, hình trâu, hình nghê... Một số bình vôi đan bằng mây, tre với họa tiết, hoa văn được chế tác cầu kỳ và tinh tế.

Tại triển lãm đầu tiên ở nước ta giới thiệu nguồn gốc ăn trầu, công chúng còn được chiêm ngưỡng cách ăn trầu, têm trầu, mời trầu những tập tục truyền thống có từ lâu đời trở thành nét đẹp văn hóa đời sống của người dân Việt Nam.

Một số hình ảnh tại triển lãm:
Bộ đồ ăn trầu của người Chăm
Bộ đồ ăn trầu của người Chăm
Bộ đồ ăn trầu của người Khmer

Bộ đồ ăn trầu của người Khmer
Triển lãm thu hút rất nhiều khách tham quan tìm hiểu
Triển lãm thu hút rất nhiều khách tham quan tìm hiểu
Bình vôi hình buồng cau, gốm Lam Hoa đầu thế kỉ 20
Bình vôi hình buồng cau, gốm Lam Hoa đầu thế kỉ 20
Hộp đựng trầu bằng đồng thời Lê Sơ thế kỉ 15

Hộp đựng trầu bằng đồng thời Lê Sơ thế kỉ 15
Ống nhổ chạm nổi hình rồng bằng vàng thời Nguyễn thế kỉ 19-20

Ống nhổ chạm nổi hình rồng bằng vàng thời Nguyễn thế kỉ 19-20
Ống vôi bằng bạc và đồng thời Nguyễn thế kỉ 19
Ống vôi bằng bạc và đồng thời Nguyễn thế kỉ 19

Bộ đồ ăn trầu bằng ngọc, ngà, vàng thời Nguyễn thế kỉ 19
Bộ đồ ăn trầu bằng ngọc, ngà, vàng thời Nguyễn thế kỉ 19
Cối giã trầu bằng vàng, đồng, pha lê thời Nguyễn thế kỉ 19

Cối giã trầu bằng vàng, đồng, pha lê thời Nguyễn thế kỉ 19
Cối giã trầu bằng vàng, đồng, pha lê thời Nguyễn thế kỉ 19

Hình ảnh cây trầu quấn lấy thân cây cau 
bên cạnh tảng đá vôi miêu tả lại sự tích trầu cau của người Việt

Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Nguồn: Dân Trí

Còn đây là chiếc bình vôi của Mẹ. 
Chắc những ngày này Mẹ vẫn thường ngồi ăn trầu, nhìn ra ngõ và ngóng  trông tôi về. 



8 nhận xét:

  1. Thấy Huynh đăng bài ở đây, lại nhớ hồi trước cứ hay chờ giật Tem Vàng.

    Trả lờiXóa
  2. Những cổ vật này quả là đắt giá.
    Tuy nhiên, em thích những đồ dùng ăn trầu bình dân. Sao không triển lãm những đồ bình dân nhỉ? Vì nó gần gũi với đại đa số dân Việt Nam.
    Bỗng thấy nhớ bà nội em.Vì bà nghiện trầu. Một ngày không có trầu, bà không làm được việc gì cả.Khi cải mộ bà, có cả một cục vôi to bằng nắm tay nổi lên.
    Bà em cũng có bộ đồ ăn trầu, không đẹp lắm nhưng nhỏ gọn và tiện dụng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cũng đang nhớ về những bộ đồ ăn trầu của các cụ ngày xưa ở quê. Nhà nào cũng có. Ngày xưa...

      Xóa
  3. Nhìn hình của mẹ anh em thấy xúc động,có lẽ mẹ luôn mong chờ đứa con xa,hãy về thăm mẹ bất cứ khi nào có thể,vì mỗi một mùa qua là ngày xa mẹ càng gần đó anh

    Trả lờiXóa
  4. Bình vôi, cau héo, trầu khô
    Mẹ ngồi tựa cửa đợi chờ con xa!
    Đôi khi phải dứt việc mà về thăm ,kẻo chần chừ lúc nào cũng là muộn Huynh ơi.
    Huynh về xóm blog thường xuyên, bà con rất vui. Những dòng vội vã của Huynh, lúc nào cũng gây xúc động!

    Trả lờiXóa
  5. Nhìn hình ảnh Mẹ anh ngồi bên cạnh chiếc bình vôi dõi mắt trông ra cửa mong chờ đàn con xa trở về, làm tím nhớ Mẹ lắm anh ơi! Ngày mới an vui, khỏe mạnh, hạnh phúc luôn đến bên Mẹ nha anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Tím nhiều nhé.
      Weekend bình yên, thơ mộng cho Tím :-)

      Xóa