(Bài trên VnEXpress - Thứ bảy, 5/1/2008, 09:46 GMT+7)
Dày dép còn có số, có đôi, huống nữa là con người. |
Các cụ thường bảo: "Giày dép còn có số nữa là con
người". Nam nữ yêu nhau không lấy được nhau thì bảo "có duyên nhưng
không có phận". Thượng đế ở trên cao vừa vuốt râu vừa miên man nghĩ: "Ta
chỉ cho phép hai nửa ghép lại thành một đôi, đứa nào thừa thì tự đi tìm
nửa khác của nhau, kiểu gì cũng vừa vặn hết!".
Con người ta có duyên phận không? Và vì sao lại là duyên phận và sự chia ly?
1. Nhớ lại chuyện cách đây mấy năm, khi vụ tai nạn tàu
E1 tại Lăng Cô (Huế) xảy ra. Tại hiện trường, người ta phát hiện trong
hàng chục xác nạn nhân, có một người sắp là chú rể. Cả gia đình anh từ
Hà Nội vào Đà Nẵng để làm đám cưới cho anh. Anh và chị yêu nhau, chỉ còn
cách hạnh phúc một con đèo Hải Vân, thế mà không trọn nghĩa được với
nhau...
Vì sao? Vì Đà Nẵng cách Huế chỉ một con đèo. Trong đống
đổ nát, người ta tìm thấy vương vãi giữa máu người và dầu tàu là một
album ảnh cưới chụp trước... Người sắp làm chú rể chết khi chỉ cần vượt
qua Lăng Cô, qua "ải Hải Vân quan" là thành chú rể thật. Thế mà... Duyên
phận và sự chia ly mỏng manh đến dễ sợ. Cái mà người ta cầm chắc trong
tay rồi đôi khi lại vụt biến mất. Vì sao lại thế nhỉ?
2. Hôm nay đọc báo, đau lòng một lần nữa chuyện tai nạn
giao thông cướp đi hạnh phúc của một đôi uyên ương. Họ ở thành phố Vinh,
đi chụp ảnh cưới và bị ô tô tải đâm phải. Cô gái chết tại chỗ. Chàng
trai được đưa đi cấp cứu, nhưng sống làm sao đây nữa với vết thương cuộc
đời không thể lành hơn? Vết thương lòng bị đè nát bởi bánh xe tải tàn
khốc.
Họ cũng chỉ cách ngày cưới có một lần đi chụp ảnh. Chỉ
cách có thế mà không vượt qua được. Con đường đi đến hạnh phúc của họ
thật đau lòng khi không chỉ mình họ nắm tay nhau đi; mà còn còn có cả
chiếc xe tải...
3. Tôi có cô bạn làm ở một tờ báo văn. Cách đây hai năm,
nghe tin bạn sắp cưới, ai cũng mừng. Nhưng đùng một cái, bạn thay đổi
kế hoạch. Cỗ đặt khách sạn hủy bỏ, thiệp mời bị xé nát như xác pháo vu
quy.
Bạn quen người kia từ năm học cấp 3. Mối tình học trò
qua thời gian được nâng cấp lên thành mối tình sinh viên. Mối tình sinh
viên đủ tháng đủ ngày, đủ ngọt vị hạnh phúc chuyển sang tính chuyện trăm
năm. Ngày cưới được định sẵn, thiệp hồng được in, hạnh phúc gia đình
được chờ đợi. Thế rồi họ không dùng đến những tờ thiệp cưới in tên của
nhau trên đó nữa. Họ rất yêu nhau qua một quá trình dài dằng dặc. Nhưng
đến phút cuối, chàng trai kia tỏ thái độ mệt mỏi với hôn nhân, với lý do
này lý do kia. Họ tan. Yêu nhau thì lâu, nhưng tan vỡ thì nhanh, chỉ
cần nói thẳng với nhau một điều. Duyên của họ chỉ có với nhau đến trước
ngày cưới?
Ắt hẳn ai cũng sẽ nhớ chuyện ngày xưa. Khi mình mới tập
đi, những đôi dép đầu tiên trong cuộc đời bao giờ cũng bị xỏ nhầm: Chân
phải xỏ dép trái, chân trái xỏ dép phải. Các cụ thường gọi là "đi dép
trái". Điều đầu tiên bố mẹ và người thân thường làm cho trẻ thơ là hướng
dẫn cho con mình đi đúng dép phải, dép trái. Vì giày dép đều có số, có
đôi rồi, không thể thay đổi được.
Có phải vì thế mà tiền nhân vẫn nói về duyên phận "dày dép còn có số huống hồ chì là con người" không nhỉ?
Benly77's blog
Em mà nghe mấy chuyện như vậy thì cứ thấy buồn hoài!
Em mà nghe mấy chuyện như vậy thì cứ thấy buồn hoài!
Chia xa, cũng là số kiếp
Hạnh phúc hay khổ đau hiện tại cũng chỉ là phận đời,
nói như rứa là chỉ đễ tự..
Mot tuan moi chuc anh van su nhu y !