Chào mừng bạn đến với Blog LonelyMan!

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2008

27 tháng Bảy

Jul 27, 2008 10:58 AM             Public                                Pageviews 78
“Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh”
(Hồ Chí Minh - Thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốc ( 27 tháng 7 năm 1947
“Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó như một trận lụt to. Nó đe doạ tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe doạ cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con của nhân dân ta. Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta đã dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết tâm đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh để giữ tính mệnh đồng bào. Họ quyết hy sinh gia đình và tài sản họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của chúng ta. Trong đó có người đã bỏ lại một phần thân thể ở mặt trận, có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sĩ...”
(Hồ Chí Minh - Lời kêu gọi nhân ngày 27 tháng 7 năm 1948)

To view this multimedia content, please enable Javascript.

Tags: | Edit Tags Sunday 27 July 2008 - 12:00AM (ICT) Edit | Delete
Next Post: Phim tài liệu "Linh hồn Việt cộng" đẫm nước mắt nhân văn Previous Post: Đêm về phố xưa

Comments

(25 total) Post a Comment
Teeemmmmm đã. Hi hi ^_^
Sunday 27 July 2008 - 12:03AM (ICT) Remove Comment
“Chiến tranh đã lùi xa…” cháu luôn bắt đầu bằng câu đó trong các bài văn ngày xưa trên lớp khi đề bài về những cuộc chiến dành độc lập của dân tộc. Liệu có phải là đã quá xa rồi hay chỉ là chúng ta lãng quên hoặc muốn quên đi? Lịch sử Việt Nam không chỉ là những con số, những ngày tháng ghi trong sách mà còn là những ký ức, những nỗi đau kéo dài của chiến tranh.

Trong bất cứ cuộc chiến nào cũng có những mất mát, có những hy sinh. Đúng là khi chúng cháu sinh ra Đất nước đã hòa bình nên chúng cháu không thể hiểu hết về những đau thương điêu tàn của chiến tranh. Những 8x, 9x chỉ biết đòi hỏi một cách ích kỷ nhiều hơn là biết ơn. Nhưng khi đọc lại những trang sử hào hùng của dân tộc lòng cũng trùng xuống trước những hy sinh dù dữ dội hay lặng lẽ.

Chiến tranh đã qua rồi, 27/07 chúng cháu không muốn gợi lại những nỗi đau, hay những nỗi buồn của chiến tranh để lại. Mà là một sự tri ân như một nỗi nhớ về một thời lịch sử, về thế hệ cha anh đã từng sống, chiến đấu anh hùng, hy sinh nhiều như thế.

Cảm ơn Chú vì đã nhắc lại lời kêu gọi của Bác. Để chúng cháu được một lần nữa tri ân những thương binh, tử sĩ. Vì 2 chữ HÒA BÌNH.
Sunday 27 July 2008 - 12:24AM (ICT) Remove Comment
cháu cũng tập vik entry về chủ đề này :D chú wa blog cháu cm nhé :D
Sunday 27 July 2008 - 12:26AM (ICT) Remove Comment
Chiến tranh điêu tàn, tang tóc. Chiến tranh tàn phá sức người sức của, làm một đất nước trở nên đieu đứng trì trệ về mọi mặt. Nền tri thức cũng bị tiêu vong. Những sinh viên ưu tú , những bậc tài đều đổ vào mặt trận , hy sinh, như một sự bố thí thân xác, sống chết không hay. Nguyễn Văn Thạc, nếu không phải hy sinh trong chiến trườg chắc đã trở thành nhà văn chân chính.Đặng Thùy Trâm nếu không phải vì dấn thân và tử trận chắc đã thành bác sĩ tài ba.Còn rất nhìeu rất nhiều những nhân vật như thế.Không hy sinh thì thương tật, hoặc bệnh tật hòanh hành: Sốt rét, sốt xuất huýet ,đau bao tử...Những người đó đã góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng đất nước .Nước mình nghèo bao đời cũng là do bao đời chìm đắm trong chiến tranh. Mọi tội lỗi thuộc về chiến tranh.
Anh ra đi
Sẵn hy sinh
sẵn bỏ một phần thân thể
Máu xương
Có thể chôn vùi nơi góc bể
Mong mỏi một ngày hòa bình
Sống sót trở về quê mẹ dấu yêu
Sunday 27 July 2008 - 01:14AM (ICT) Remove Comment
Máu, nước mắt, và những phần thân thể của ông cha chúng ta đã để lại chiến trường.Tất cả để đổi lại điều gì? Một cuộc sống tươi đẹp hơn, ấm no hơn, một xã hội "Độc lập-Tự do-Hạnh phúc". Nhưng hơn 30 năm đã trôi qua, nhìn lại, chúng ta được những gì? Vẫn là những mệt mỏi, những vất vả, những lo toan cho những ước mơ quá nhỏ nhoi mà mãi vẫn chưa thành hiện thực:"ko phải chạy ăn từng bữa".

Lý tưởng của chúng ta theo đuổi quá cao đẹp.Nhưng phải chăng nó chỉ mãi là lý tưởng?Phân hóa giàu nghèo vẫn còn đó.Người giàu thì lại quá giàu, người nghèo thì lại quá nghèo. Bất công vẫn phơi bày ở khắp mọi phương diện cuộc sống.Bóc lột thặng dư ko biến mất mà chỉ chuyển từ trạng thái này sang một trạng thái khác.Văn hóa biếu quyết mang đậm tính hình thức, theo một khung sườn đã định sẵn, nó tạo ra một guồng máy với những mắt xích khổng lồ luôn sẵn sàng nghiến vụn bất cứ những ý kiến nào trái chiều, đi ngược lại cái khung sườn, cái guồng máy ấy.

Hơn 30 năm, chúng ta vẫn mãi vật lộn với cái NGHÈO.Hơn 30 năm, lý tưởng của chúng ta bây giờ nếu nhìn lại thì đã thành lý tưởng lai tạp nhưng vẫn được gắn với cái gọi là định hướng ... Chúng ta chỉ chịu thay đổi (một cách rất nhỏ giọt) khi và chỉ khi đã nếm trải những mùi vị thất bại, những đau đớn, những xót xa bởi những quyết sách phi thực tiễn đi ngược lại với sự vận động khách quan của xã hội.Thực tế đã chứng minh điều đó và không ai ngoài chính người dân phải trải qua những thời kỳ điêu đứng như vậy.

Ngày nay, chúng ta đã ra biển lớn, đã hội nhập với thế giới bên ngoài.Nếu cứ mãi khư khư nắm giữ những tư tưởng lạc hậu,không thay đổi cách chèo chống thì ko chóng thì muộn, chiếc thuyền nhỏ bé của chúng ta sẽ bị nhấn chìm xuống tận đáy đại dương bởi những cơn sóng vỗ lớn vỗ vào từ mọi phía. Và trên thuyền ấy là hàng triệu đồng bào người dân chúng ta.

27/07, ngày thương binh liệt sỹ!!! Xin hãy bớt dùng những lời văn hoa mỹ, xin hãy nhìn thẳng vào thực tế. Hàng vạn gia đình thương binh liệt sỹ kia hàng tháng vẫn phải trông chờ vào số tiền trợ cấp ít ỏi để sống qua ngày. Hàng triệu người dân vẫn phải bươn chải,vật lộn với cuộc sống. Chúng ta thắp nhang tưởng niệm mà chẵng lẽ ko cảm thấy hổ thẹn với với người đã khuất, và ngay cả ko cảm thấy hổ thẹn với những người đang sống là những thương binh, là người thân của những liệt sỹ hay sao?

Cháu quả thật không cam tâm chú ạ!!!
Sunday 27 July 2008 - 01:54AM (ICT) Remove Comment
Blast:
Mẹ mất con
Nước mắt nhạt nhòa cuộc đời của mẹ
Em mất anh rồi
Còn lại những thương đau
Sunday 27 July 2008 - 02:11AM (ICT) Remove Comment
@Minh:
Chiến tranh - với những gì chú đã trải qua - thật rùng rợn!
Bao thế hệ nay những người Việt khốn khổ cứ phải kinh qua cuộc chiến này đến cuôc chiến khác. Bao thế hệ đã phải đổ máu để bảo toàn bờ cõi!
"Hòa bình" là khát vọng thiêng liêng. Những người đã đi qua chiến tranh luôn mong muốn con cháu mình được sống trong hòa bình và biết cách gìn giữ nó.

@He[R]mi[O][N]e:
Cháu và bố đã đi thăm nghĩa trang liệt sỹ TP rồi. Thật tốt. Chú comment cho cháu rồi.

@Giao:
Đúng như em nói: Chiến tranh đã cướp đi quá nhiều những người con ưu tú của đất nước. Đã có hàng vạn, hàng chục vạn những Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm ngã xuống.

@Kinh Le:
Đúng như cháu nói, còn quá nhiều thứ cần phải làm và làm tốt hơn.
Việc thực hiện các chính sách thương binh-liệt sỹ cần phải thực hiện một cách thiết thực và hiệu quả hơn.


Sunday 27 July 2008 - 03:06AM (ICT) Remove Comment
Gia đình em có nhiều mất mát trong chiến tranh nhưng em thấy tự hào về những mất mát đó, dù cuộc sống có nhiều gian nan và khốn khó nhưng em chỉ mong đất nước mình luôn được sống trong hoà bình và ổn định để các thế hệ sau này không có những nỗi đau trong chiến tranh, có điều kiện học tập tốt và có những cống hiến giúp đất nước mình ngày càng phồn vinh.
Sunday 27 July 2008 - 06:57AM (ICT) Remove Comment
Ở entry của mình cháu không muốn khơi gợi lại nỗi đau chiến tranh vì nó quá nhiều rồi, đã chất chồng từ bao thế hệ. Cháu chỉ muốn nhắc lại những sự kiện lịch sử để làm động lực tiến bước vào tương lai thôi Chú ạ. Một tương lai HÒA BÌNH.
Sunday 27 July 2008 - 09:04AM (ICT) Remove Comment
@Lan Trần:
Những lời em nói trong comment cũng chính là những lời anh muốn nói đó em! Cảm ơn em thạt nhiều.

@Minh:
Chú tự hào về hiểu biết và nhận thức xã hội cũng như lương tâm, trách nhiệm công dân Việt của cháu!
Sunday 27 July 2008 - 09:17AM (ICT) Remove Comment
@Lonely(Em rep còm vào đây nhé):
Vâng!Anh Lonely ạ."Thủ tục làm người còn sống" của nhà văn Minh Chuyên đã nói lên tất cả những điều này. Người ta đã cho là nhà văn dựng chuyện. Làm tác giả phải lao đao bao nhiêu năm trời để chứng minh những sự thật, để cấp giấy "còn sống" cho những "liệt sĩ" đó anh, lấy lại công bằng cho họ .Cụ thể là câu chuyện liệt sĩ'Trần Quyết Định ...Vậy là anh cũng biết rõ chuyện này...
Trong một trận đánh
Người ta không còn tìm thấy xác anh
Anh trở thành liệt sĩ
Sau Giải phóng anh bỗng trở về
Phải làm "thủ tục còn sống cho anh"

Sunday 27 July 2008 - 11:39AM (ICT) Remove Comment
MỖi khi nhắc lại chuyện ngày xưa...là cả một bản anh hùng ca. Bây giờ tuổi trẻ chúng em chẳng sánh được với các anh chị ngỳa xưa anh nhỉ
Sunday 27 July 2008 - 12:26PM (ICT) Remove Comment
Mộ chí hoa tàn, nhhững vòng hoa trắng lịm tang những cuộc tình, những người con gái mãi mãi cô đơn, những bà mẹ mãi mãi quạnh hiu.Ai còn nhớ tiếng đại bác từng đêm , còn nhớ tiẾng bom gầm pháo dội, nỗi kinh hoàng của chiến tranh thì hãy cúi đầu mặc niệm cho những người đã ra đi , đã hy sinh vì lý tưởng... Những người con sống trên xa hoa , còn hưởng thụ mà không nhớ công lao của lớp người ngã gục để mình có ngày hôm nay thì xin... nghĩ lại!
Sunday 27 July 2008 - 06:17PM (ICT) Remove Comment
Đó là những ngày tháng: quyết tử cho tổ quốc quyết sinh!Ngàn đời sau, hậu thế sẽ mãi hoài niệm về những năm tháng ko thể nào quên ấy...
Sunday 27 July 2008 - 08:10PM (ICT) Remove Comment
@Giao,
@Hằng (3M),
@Phượng,
@Lip
Cảm ơn các bạn thật nhiều. Mình vừa mới khóc rất nhiều sau khi xem LINH HỒN VIỆT CỘNG - phim tài liệu về việc cựu quân nhân Mỹ Homer bắn chết quân nhân QĐNDVN Hoàng Đạm tại chiến trường Tây Nguyên. Homer về Mỹ, đem theo chiếc ba lô của anh Đạm - người được Homer mô tả là một người anh hùng. Suốt 39 năm liền, Homer và mẹ đã thờ những kỷ vật về anh Đạm. Homer bị dằn vặt, mắc bẹnh tâm thần nhẹ, đã luôn muốn thực hiện lời mẹ anh dặn: SANG VN TẠ LỖI GIA ĐÌNH ANH ĐẠM... Vì ngheo, Homer - khi chưa sang được -đã nhờ bạn bè sang trước tạ lỗi thay anh. Và cuối cùng thì chính Homer sang để cầu xin vong hồn anh Đạm tha thứ cho anh. Homer và ccs cựu binh Mỹ đã vào chiến trường xưa, tìm được hài cốt của anh Đạm, đưa anh về lại với đất mẹ tại Thái Bình.
Tất cả những gì Homer và các cựu quân nhân Mỹ đã nói đã trả lời cho rất nhieu câu hỏi, nhiều vấn đề. Mình không cần phải nói thêm điều gì nữa.
Tác giả kịch bản phim, đạo diễn, viết lời bình cho phim không ai khác, chính là nhà văn MINH CHUYÊN, tác giả "Thủ tục làm người còn sống"!

ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM ĐÃ TRẢI QUA MỘT CUỘC CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC VĨ ĐẠI.
ĐÓ LÀ MỘT TRANG SỬ BI HÙNG MÀ MỌI THẾ HỆ NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG AI CÓ QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN!

Mọi người Việt Nam, không phân biệt bên nào trong quá khứ và hiện đang cư ngụ ở bất cứ nơi đâu, hãy cùng nhau siết chặt tay trong tình hòa hợp vì một nước Việt hòa bình, phồn thịnh! Đó là điều kiện cốt lõi để non nước này vươn lên, thoát khỏi số phận nhược tiểu quốc luôn bị các thế lực ngoại bang chèn ép, ức hiếp, gây nên bao tang tóc đau thương và thảm cảnh nồi da nấu thịt!
HÃY CÙNG NHAU "NỐI VÒNG TAY LỚN" VÌ DANH DỰ CỦA NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA!
Sunday 27 July 2008 - 10:18PM (ICT) Remove Comment
@Lonely:
Anh nói thật xúc động.Anh là người am hiểu về giá trị và ý nghĩa của chiến tranh và hòa bình hơn bao giờ hết.Khi xem phim LINH HỒN VIỆT CỘNG, chắc anh lại liên tưởng những ngày anh ở trong mặt trận. Quá khứ đau thương của anh Đạm và biết bao đồng đội khác , của chính anh,làm cho anh khóc ...Anh cả em cũng chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên 4 năm anh ạ(71_75). Khi anh ấy kể lại..anh ấy cũng khóc làm em phải khóc theo. Truyện ký Mặt Trận và Trái Tim em viết là truyện về anh ấy.Cả nhà em đọc truyện này đều rơm rớm nước mắt vì những năm tháng đã qua.Anh cả em khi đọc về anh Thạc chị Trâm đều mắt đỏ hoe. Em thương lắm. Bây giờ lại thấy anh khóc về một bộ phim của những người liệt sĩ, những "thủ tục làm người còn sống", em cũng thương anh như anh trai của em vậy. Chắc chắn rằng anh cũng đã từng trải qua những gì mà anh của em trải qua, có thể còn hơn thế nữa. Em không thể nào không viết những lời này cho anh. Vì anh cũng đã từng là người chiến sĩ gian khổ...
Em mời anh qua bên em xem những ý kiến về Nhật Ký Đặng Thùy Trâm anh nhé. Em muốn chia sẻ với anh về người chiến sĩ… trong anh...
Sunday 27 July 2008 - 11:30PM (ICT) Remove Comment
@Lonely:
Anh nói em mới nghĩ ra.... Không nói văn phong ở đây được, vì nó là những suy nghĩ tâm tư tình cảm . Là những ghi chép, là những tư liệu về lịch sử ...
Chị Trâm là một "BIỂU TƯỢNG" về lớp lớp thanh niên ra đi vì đất nước "mang ngọn lửa trong tim".NKĐTT là một "di sản"để lại cho chúng ta.Những từ Biểu tượng và Di sản anh nói rất hay ạ.Em không nghĩ được như vậy.
Anh LLM cũng từng là anh bộ đội, cũng vào mặt trận, anh có viết gì về những ngày ấy chưa anh?Anh của em cũng ở chiến trường , anh ấy bảo lúc ấy chỉ lo sống chết thời gian nào , tâm trạng nào mà viết...Bây giờ đọc chị Trâm anh mớisững sờ sao mình không viết nhỉ?Bây giờ thì do sức khỏe gia đình tuổi tác đã cao không thể có đủ sức và thời gian viết lại được. Đành chỉ biết kể lại mà thôi. Nếu có thể anh viết một entry về người lính Lonely dạo ấy nhỉ?Chắc mọi người thích lắm. Em cũng muốn anh bật mí những ngày gian khổ ấy mà nhân vật chính là anh!Rất mong anh viết...

Monday 28 July 2008 - 12:54AM (ICT) Remove Comment
Ở đây toàn là những nhà văn khiến tôi thấy mình thật vinh dự khi quen biết các bạn .
Sunday 27 July 2008 - 08:24PM (EDT) Remove Comment
Có cách nào làm cho đất nước giàu có, văn minh, mà vẫn không cần đến chiến tranh hay những hy sinh đau thương như vậy không???
Monday 28 July 2008 - 12:45PM (ICT) Remove Comment
@Giao: Anh trải qua chiến tranh bởi quê anh chịu bom đạn suốt cả chiều dài cuộc chiến tranh leo thang ra miền Bắc, và lúc nhỏ tham gia các công việc giúp đỡ bộ đội (ngụy trang pháo, gánh nước vào trận địa,...), khi lớn lên thì tham gia với tư cách dân quân tự vệ. Lúc 17 tuổi rưỡi (1972) anh được điều động nhập ngũ, đã liên hoan chia tay thì có lệnh hỏa tốc của Ban chỉ huy quân sự tỉnh không điều học sinh "lớp đặc biệt" (năng khiếu) vào quân đội, chỉ điều hai người đủ 18 tuổi cho đợt đó - một người đã hy sinh. Sau thất bại trong trận "Điện Biên Phủ trên không" cuối tháng 12-1972, Mỹ rút quân khỏi miền Nam theo Hiệp định Paris (27-1-1973), Chính phủ không còn điều động ồ ạt thanh niên nhập ngũ nữa, anh kết thúc học THPT, ra Hà Nội rồi đi Liên Xô. Cuộc chiến từ năm 1973 đến 1975 không còn nóng bỏng như khi Mỹ còn hiện diên trên chiến trường nữa.

@Mỹ Dung: Nhà văn hay không nhà văn nào có quan trọng gì em? Đây là blog riêng, chia sẻ bạn bè mà thôi. Em cũng là "nhà văn" đó thôi. Nhiều entries của em rất hay mà!

@Hami: Anh rất vui khi em đã trở về. Cách gì để không có chiến tranh? Ngoài chính sách đối ngoại hòa bình của Nhà nước, theo anh, mỗi người VN (trong và ngoài nước) đều có nghĩa vụ, bổn phận của mình. Chúng ta cùng nhau bắt tay làm kinh tế để nâng cao tiềm lực của đất nước, làm ăn thân thiện với tất cả các doanh nhân, tập đoàn, cá nhân ở tất cả các nước... trên tinh thần coi thế giới là ngôi nhà chung của mọi dân tộc.
Monday 28 July 2008 - 06:16PM (ICT) Remove Comment
Hôm qua 27/7 , cháu cùng mẹ đi viếng mộ người cậu mà cháu chưa được biết mặt . Cậu hy sinh trước ngày giải phóng hơn 2 tháng , khi tuổi đời còn quá trẻ !... Khi trở về , cháu cứ bị bám chặt theo lời mẹ cháu hỏi : Không biết rồi sau này , một vài thế hệ nữa thôi , nấm mộ những người như cậu sẽ có người nào nhớ mà tới thắp hương không ???

Về nhà , cả nhà cháu lại quây quần bên bố , người lính đã đi qua chiến tranh đã để lại một phần xương thịt mình nơi chiến trường . Cháu lại nghe mẹ đọc thơ , bài thơ đầu mẹ viết :

Anh , người lính trở về sau chiến tranh
Mang trong mình mảnh đạn còn sót lại
Đêm đêm gió trở mùa xao xác
Em giật mình ... thao thức trọn đêm

Có lẽ vì thế nên cháu hiểu , thấm thía ý nghĩa của những dòng chữ trong entry của chú chăng ?
Monday 28 July 2008 - 08:26PM (ICT) Remove Comment
Vậy là anh đã dạn dày và tiếp cận với chiến tranh từ nhỏ.Tuy không nhập ngũ nhưng anh đã sống với nó, tham gia giúp đỡ bộ đội và là dân quân tự vệ...Chính vì những kề cận "chịu bom đạn suốt cả chiều dài cuộc chiến tranh leo thang ra miền Bắc" mà anh đã tường tận nỗi đau của người lính. Điện Biên Phủ trên không là một trận tàn phá khủng khiếp nhất mà Mỹ hòng triệt tận gốc cơ quan đầu não của ta ở Hà Nội.Sự hủy diệt ấy đã phá họai làm Hà Nội tan hoang điêu tàn. Khiến ta điêu đứng trong việc khôi phục lại. Dù sao Điện Biên phủ trên không đã chiến thắng sau 12 ngày đêm rực lửa bom đạn...Anh em lại khác. Năm 71, anh ấy vào thẳng mặt trận Tây Nguyên nên không biết về ĐBP trên không anh ạ.

Anh LLM có những chia sẻ về chiến tranh và về đất nước thật sâu sắc...
Monday 28 July 2008 - 08:58PM (ICT) Remove Comment
Một nén hương muộn cho các liệt sĩ! Anh nhắc nhở em nhớ đến những điều mà bấy lâu nay vẫn vô tâm vô tình quên! Ông nội và ba em đều là những người lính chiến đấu ở chiến trường xưa. Không biết nói sao nữa về cảm xúc của mình khi đọc 3 entry này! Vâng bọn em đã quên. Những người trẻ bây giờ rất nhiều người đã quên.
Tuesday 29 July 2008 - 04:33AM (ICT) Remove Comment
@Ngân Hà: Cháu là một người con hiếu thảo. Người cậu ở thế giới bên kia hẳn sẽ cảm thấy ấm lòng. Rồi mai kia vẫn sẽ có những người tiếp nối chúng ta thắp lên những nén nhang để tưởng niệm và tri ân cha ông cháu à.

@Giao: Đó là những tháng ngày anh suýt chết trong gang tấc nhiều lần, không thể nào quên!

@Sơn: Em nói đúng, nhiều thanh niên ngày nay đang lãng quên quá khứ. Dường như họ mải mê hướng về làm ăn với bất kỳ giá nào... Thật may, đại đa số lớp trẻ người Việt khắp mọi nơi luôn ý thức được thân phận của một tổ quốc nghèo và trải qua nhiều đau thương, và họ nung nấu trong tim khát vọng vươn lên cho một VN phồn thịnh. Anh luôn tự hào về những điều kỳ diệu mà lớp trẻ hôm nay đang tạo dựng em à.
Tuesday 29 July 2008 - 09:13PM (ICT) Remove Comment
Vậy sao anh!
Tuesday 29 July 2008 - 11:12PM (ICT) Remove Comment

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét