Lớp đặc biệtMấy chục năm trước, hồi còn học cấp 3 (Trung học), từ năm 1971-1973, đã có lần tôi đã suýt bị đuổi học. Tôi học ba năm cấp 3 tại "Lớp đặc biệt" của tỉnh, cái tên chính thức của lớp trong văn bản của Ty Giáo dục (Sở GDĐT ngày nay), được tỉnh cho gạo, cho tiền để học trong chiến tranh. Đó là lớp của những học sinh năng khiếu, được Nhà nước nuôi ăn học, với mục đích rõ ràng là nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng các tài năng cho sự nghiệp xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Đó là những năm chiến tranh diễn ra vô cùng khốc liệt. Lãnh đạo tỉnh không muốn những đứa như tôi phải học trong điều kiện khó khăn ở các trường huyện trong hoàn cảnh có thể bị trúng bom Mỹ bất kỳ lúc nào, phải lao động cực nhọc trên đồng ruộng khi hết thảy trai tráng đều đã ra mặt trận. Năm lớp 10, khi chúng tôi 17-18 tuổi, tỉnh cũng không đưa chúng tôi ra chiến trường để rồi cầm chắc là sẽ không trở về. Đó là một chủ trương sáng suốt, đầy tính nhân văn, và mang đậm tính văn hóa của một vùng quê luôn trân trọng cái sự học. Ấy là Xứ Nghệ, quê hương của các cụ đồ nghèo, thanh bạch, giàu nghĩa tình.Ba năm cấp 3 ấy là một trong những quãng đời đẹp nhất của tôi, mặc dù đã có lần tôi suýt bị đuổi học, vào năm lớp 10 - năm cuối của bậc trung học hồi đó. Tôi không bao giờ quên được những ngày tháng ấy, đặc biệt là cái vụ suýt bị đuổi học. Và tôi cũng chẳng bao giờ quên được công ơn trời biển của người thầy giáo vĩ đại nhất của đời tôi, thầy Hồ.Vì sao tôi suýt bị đuổi học?
Hồi ấy tôi được phân công phụ trách tờ báo tường của lớp. Và cuối tháng 11, lớp tôi quyết định có một tờ thật đẹp, nhiều bài chất lượng để kỷ niệm 3 ngày lễ lớn của tháng 12: Ngày Nam Bộ kháng chiến (19-12-1946), ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (20-12-1960) và ngày Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944).Là người chịu trách nhiệm chính về nội dung, trang trí của tờ báo, tôi họp nhóm bạn thân của mình, vốn là những người có năng lực làm thơ nhất của lớp, để bàn thảo. Để đảm bảo cho tờ báo có chất lượng và không nhàm chán, theo kiểu "Lớp ta kiên quyết thi đua/ Học tập, lao động không thua lớp nào", tôi "quán triệt": Để chắc ăn, 4 người trong nhóm chúng ta cần phải đóng góp mỗi người 5 bài thơ thật hay, muốn viết về chủ đề nào cũng được, không sáo rỗng, trong đó phải có một bài thể hiện thật rõ tác giả là người yêu quê hương đất nước, yêu Đảng, để không ai có thể hiểu nhầm chúng ta là những người "có vấn đề tư tưởng"! Nhất trí tuyệt đối, chúng tôi đã hoàn thành công việc một cách mỹ mãn sau nhiều ngày vất vả.Thật bất ngờ, ngày tờ báo được giăng lên, chạy dọc suốt cả bở tường của lớp, là một ngày tranh luận ầm ĩ, thầm thì nhỏ to, và những nụ cười hể hả! Có nhiều người hân hoan, có những người phản đối một số bài của chúng tôi, gắn cho chúng tôi cái gọi là "vấn đề về tư tưởng" - điều mà ngay từ đầu tôi đã cẩn thận dặn các bạn mình.Cuối ngày hôm sau, tờ báo ấy đã được gỡ xuống, theo lệnh của thầy giáo chủ nhiệm. Thầy là một nhà thơ nổi tiếng của tỉnh, và mấy ngày trước ông đi dự Đại hội Hội văn nghệ của tỉnh nên chúng tôi không có dịp hỏi ý kiến của thầy. Khi thầy nghe "báo cáo" của thầy giáo dạy tiếng Trung - là người phụ trách công tác tư tưởng của khối chúng tôi, và một số người nữa, về vụ ầm ĩ quanh tờ báo tường, thầy đã nổi giận về việc làm của chúng tôi! Là những học sinh "lớp đặc biệt", lớp "con cưng", chúng tôi luôn được nhiều người từ các trường đến lãnh đạo địa phương, lãnh đạo tỉnh chú ý. Thông tin nhiều khi "tam sao thất bản", vì thế, đã có nguồn tin lan truyền rộng rãi trong tỉnh về một vụ viết thơ phản động!Dưới sự chủ trì của thầy giáo tiếng Trung, 4 đứa chúng tôi đã "được" ngồi trên một chiếc ghế dài, đối diện với toàn thể học sinh khối đặc biệt, trong buổi họp kiểm điểm. Thầy giáo mô tả lại việc làm của chúng tôi. Chúng tôi, những tội phạm, há hốc tròn xoe mắt nghe thầy phân tích những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng của mình về tư tưởng, về nghệ thuật. Rồi thầy chỉ định một vài bạn "góp ý" cho chúng tôi. Chuyện dài, nhưng tóm lại là chúng tôi bị đề nghị đưa ra Hội đồng kỷ luật của nhà trường để xem xét có đủ tư cách để tiếp tục học nữa không!Những ngày tiếp theo thật nặng nề đối với chúng tôi. Lo lắng quá, chúng tôi đã tìm hiểu và biết được thời gian, địa điểm họp của Hội đồng kỷ luật. Và, "nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò", chúng tôi đã bò vào mái lán của lớp học, vạch lá nhìn xuống để quan sát hai cuộc họp của Hội đồng (như đã nói, chiến tranh ác liệt, lớp chúng tôi phải học dưới hầm bán lộ thiên, xung quanh được bao bọc bằng những ụ đất dày hơn 1 mét, phủ cỏ, chỉ có mái lán cúa lớp là nhô lên).
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2007
Người thầy vĩ đại nhất của đời tôi
19:08 15 thg 11 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét