Tháng trước tôi cùng các bạn về Nghệ An thăm Thầy - nhà thơ Phan Huy Huyền - sau hơn bốn chục năm trời phiêu bạt.
Trở lại tuổi học trò, chúng tôi tranh nhau để được ngồi cạnh Thầy một lúc. Ai cũng nhắc lại một kỷ niệm nào đó.
Trở lại tuổi học trò, chúng tôi tranh nhau để được ngồi cạnh Thầy một lúc. Ai cũng nhắc lại một kỷ niệm nào đó.
Tôi có nhiều kỷ niệm với Thầy lắm.
Một trong những kỷ niệm đó là cái lần tôi được ngồi nghe Thầy bình bài thơ của Thầy, bài CÂY ĐA CỦA BÁC, in trong sách giáo khoa cho học sinh tiểu học ngày xưa.
Thầy bảo:"Hạnh thuộc chứ? Đọc xem nào!"
Tôi đọc:
"Một chiều nắng ấm thủ đô
Vui sao được thấy Bác Hồ trồng cây
Tuổi già vẫn dẻo bàn tay
Nhanh nhanh từng xẻng đất đầy vun quanh
Mai ngày cây Bác lên xanh
Bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cành tốt tươi
Cây xuân toả bóng bốn trời
Bóng đa bóng Bác đời đời vươn cao
Ngàn năm sau nhớ công lao
Trồng cây, Bác đã trồng bao nhiêu người"
Vui sao được thấy Bác Hồ trồng cây
Tuổi già vẫn dẻo bàn tay
Nhanh nhanh từng xẻng đất đầy vun quanh
Mai ngày cây Bác lên xanh
Bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cành tốt tươi
Cây xuân toả bóng bốn trời
Bóng đa bóng Bác đời đời vươn cao
Ngàn năm sau nhớ công lao
Trồng cây, Bác đã trồng bao nhiêu người"
Nghe xong, Thầy gật gù:"Tốt! Học lâu rồi mà vẫn còn nhớ vậy là tốt. Cậu thích thì cậu mới nhớ. Vậy bài thơ hay chỗ nào?"
Tôi ấm ớ chút xíu rồi bắt đầu bình về sự giản dị ngôn từ, về hình ảnh "bóng đa bóng Bác", "trồng người"...
Thầy cắt ngang:"Bình đúng, nhưng xoàng quá!"
- Thưa Thầy, vậy thế nào ạ?
- Vì cậu chỉ nhìn bằng mắt chứ sao! Nếu nhìn bằng mắt thôi thì cậu chỉ thấy sự mô tả Bác Hồ, một ông cụ đang lao động, thế thôi. Chính vì cậu nhìn bằng mắt nên cậu chỉ thấy cái cây mà không nhìn thấy cái "cây xuân" trong "Cây xuân toả bóng bốn trời", tôi tâm đắc nhất mỗi chữ "xuân" ấy mà cậu bỏ qua. Cây xanh như đời người, già rồi sẽ chết. Cây đa xanh của Bác không là ngoại lệ. Cây xuân là cây đạo lý trong việc Bác trồng cây. Cây xuân ấy sẽ mãi xanh! Cây xanh tỏa bóng một góc nhỏ thôi, cây xuân thì mới tỏa bóng bốn trời được. Cây xuân thì mới "đời đời vươn cao được". Những câu chữ khác trong bài thơ rất thường, các cậu cũng viết được."
Tôi ấm ớ chút xíu rồi bắt đầu bình về sự giản dị ngôn từ, về hình ảnh "bóng đa bóng Bác", "trồng người"...
Thầy cắt ngang:"Bình đúng, nhưng xoàng quá!"
- Thưa Thầy, vậy thế nào ạ?
- Vì cậu chỉ nhìn bằng mắt chứ sao! Nếu nhìn bằng mắt thôi thì cậu chỉ thấy sự mô tả Bác Hồ, một ông cụ đang lao động, thế thôi. Chính vì cậu nhìn bằng mắt nên cậu chỉ thấy cái cây mà không nhìn thấy cái "cây xuân" trong "Cây xuân toả bóng bốn trời", tôi tâm đắc nhất mỗi chữ "xuân" ấy mà cậu bỏ qua. Cây xanh như đời người, già rồi sẽ chết. Cây đa xanh của Bác không là ngoại lệ. Cây xuân là cây đạo lý trong việc Bác trồng cây. Cây xuân ấy sẽ mãi xanh! Cây xanh tỏa bóng một góc nhỏ thôi, cây xuân thì mới tỏa bóng bốn trời được. Cây xuân thì mới "đời đời vươn cao được". Những câu chữ khác trong bài thơ rất thường, các cậu cũng viết được."