Chào mừng bạn đến với Blog LonelyMan!

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Trận chiến Gạc Ma 1988, một thiên sử anh hùng




Mỗi năm, cứ đến ngày 14/3, cả nước lại tổ chức tưởng niệm các anh, những người lính đã hy sinh xương máu của mình trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988.

Lực lượng không cân sức, 3 tàu vận tải làm nhiệm vụ vận chuyển lực lượng công binh và nguyên vật liệu ra  xây dựng các công trình nhằm phục vụ cho đời sống của quân, dân Việt Nam  đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa theo kế hoạch thường niên đã đấu chọi với lực lượng Trung Quốc hùng mạnh với trên 6 tàu chiến được trang vị  nhiều vũ khí hạng nặng. 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hy sinh, 11 người bị thương, nhưng vẫn bảo vệ được Cô Lin và Len Đao...

Hành động của Trung Quốc trước trận chiến Trường Sa
Sự kiện ngày 14/3/1988, cùng với sự kiện 19/01/1974, là những dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình  dân tộc Việt Nam, Nhà nước Viêt Nam qua các thời kỳ đã chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn  lãnh thổ của mình trong Biển Đông, là dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm của mỗi con dân đất Việt. Đây là sự kiện cần được quan tâm nghiên cứu đầy đủ và phải rút ra được những bài học quý giá nhằm phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Đất nước hiện tại và tương lai.
Thực ra, thời điểm ngày 14/3 chỉ là đỉnh điểm của cả một chiến dịch theo kịch bản đã được Trung Quốc  tính toán, triển khai nhằm thực hiện quyết tâm đặt được chân lên khu vực quần đảo Trường Sa.
Thời điểm trước đó, CHND Trung Hoa chưa từng chiếm đóng được vị trí nào trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam (trừ  Đài Loan đã chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình từ năm 1956), trong khi hầu hết các đảo nổi chủ yếu của quần đảo Trường Sa đều đã do các lực lượng  Việt Nam đóng giữ, bảo vệ với tư cách những chủ nhân thật sự, ngoài ra còn có sự chiếm đóng của Philippinnes, Malaysia trên một số đảo ở phía Đông và Nam của quần đảo này. 
Việt Nam đã tiếp quản các đảo nổi trong chiến dịch Hồ Chí Minh và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các đảo nổi, còn các đảo chìm, bãi cạn, bãi đá phụ thuộc, lúc đó Việt Nam chỉ tiến hành bảo vệ, quản lý bằng biện pháp quan sát, tuần tra định kỳ mà chưa có điều kiện xây dựng các công trình như hiện nay. Hơn nữa, ngay cả việc tuần tra kiểm soát đó trong điều kiện lúc bấy giờ cũng không phải lúc nào cũng thực hiện được… Đây là một tình thế mà Trung Quốc đã lợi dụng  triển khai chiến dịch đánh chiếm các đảo chìm, các bãi đá…nhằm  biến các bãi cạn này thành các căn cứ quân sự, các điểm đóng quân, để “đặt được chân” vào khu vực Trường Sa của Viêt Nam. Trung Quốc đã triển khai chiến dịch “đặt chân” này ngay từ đầu năm 1988, đồng thời  với một loạt các động thái trên phương diện thông tin tuyên truyền, ngoại giao, pháp lý… diễn ra trước, trong và sau chiến dịch này nhằm biện minh cho hành động xâm chiếm băng vũ lực của họ… Cụ thể là: ngày 31/1/1988, họ đã chiếm đá Chữ Thập, ngày 18/2, chiếm đá Châu Viên, ngày 26/2/1988,  chiếm đá Gaven, ngày 28/2,  chiếm đá Huy gơ, ngày 23/3 chiếm đá Xu bi…

Việt Nam xây dựng, bảo vệ chủ quyền hòa bình
Trước tình hình đó, trong tình thế hết sức khó khăn về nhiều mặt, Việt Nam vẫn cố gắng tìm mọi cách xây dựng, củng cố các khu vực, các vị trí của quần đảo Trường Sa  mà Việt Nam đang quản lý, bằng việc đưa tàu vận tải chở vật liệu xây dựng ra các đảo chìm, bãi đá theo một kề hoạch mang tên CQ-88:
Ngày 26/1, xây dựng đá Tiên Nữ
Ngày 5/2 xây dựng  Đá Lát
Ngày 6/2,  xây dựng Đá Lớn.
Ngày 18/2, xây dựng Đá Đông.
Ngày 27/2, xây dựng Tốc Tan
Ngày 2/3, cắm chốt  Núi Le...

Về phía Trung Quốc, không chỉ dừng lại ở những vị trí chiếm đóng bất hợp pháp nói trên, họ còn tiếp tục tổ chức chiếm thêm 3 đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma, gây ra sự kiện 14 tháng 3 đẫm máu.
Theo các nguồn thông tin đáng tin cậy, trong chiến dịch này, Trung Quốc đã huy động một liên đội tàu chiến gồm 9 đến 12 tàu chiến. Trong đó có 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ. Ngoài ra, có tàu đo đạc, tàu kéo... và một Pông-Tông lớn
Trong khi đó, Việt Nam chỉ có 3 tàu vận tải, chủ yếu lực lượng Công binh Hải quân ra làm nhiệm vụ xây dựng đảo, đá với 2 phân đội công binh gồm 70 người và 4 tổ chiến đấu. Các tàu vận tải của Việt Nam gồm HQ-604, HQ-505, HQ- 605, đều là những tàu không trang bị vũ khí, ngoại trừ những khẩu AK của các chiến sỹ công binh để tự vệ khi cần thiết.
Từ thực trạng nói trên chúng ta thấy rõ một bên là Trung Quốc đã tổ chức một chiến dịch quân sự nhằm tiến hành xâm chiếm lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam; trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn  không  có ý định  sử dụng  lực lượng quân sự để tiến hành  hải chiến theo quy luật chiến tranh thông thường mà chỉ sử dung 3 con tàu vận tải làm nhiệm vụ chi viện cho các đảo thuộc quyền quản lý của mình. Khi buộc phải nổ súng để tự vệ, các chiến sĩ công binh, bằng sức mạnh của lòng yêu nước, không tiếc máu xương, họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ  mảnh đất thiêng của cha ông để lại, giữ vững ngọn cờ vẻ vang của Tổ quốc luôn hiên ngang tung bay giữa trùng khơi sóng gió….

Thiên sử anh hùng
Theo các tài liệu, trận chiến Trường Sa năm 1988 được ghi lại khá đầy đủ, chi tiết.
Tại khu vực đá Gạc Ma, sáng ngày 14 tháng 3, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma làm nhiệm vụ xây dựng, Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, phát hiện thấy bốn chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Tổ 3 người gồm thiếu uý Trần Văn Phương và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đá bảo vệ lá cờ Việt Nam đang tung bay trên đá Gạc Ma.
Phía Trung Quốc cử hai xuồng chở tám lính có vũ khí lao thẳng về phía đá. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về bảo vệ  để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên.
Khoảng 6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và bốn mươi quân đổ bộ lên đá giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương.
Lúc 7 giờ 30 phút, Trung Quốc dùng hai chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu 604, làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu.
Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng, Trần Đức Thông - lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đá Gạc Ma.

Tại đá Cô Lin, 6h, tàu HQ-505 của Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đá. Khi thấy tàu 604 của Việt Nam bị chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505, Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 đang lên bãi, 2 tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu 505. Khi tàu HQ-505 trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đá thì bốc cháy.
8h15, thủy thủ tàu 505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đá, và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu 604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma ngay gần đó.
Hành động dũng cảm ủi bãi của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và đồng đội đã giữ được đá Cô Lin.

Tại đá Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, Hải quân Trung Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3.
Thượng uý Nguyễn Văn Chương và trung uý Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên đá Cô Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư, cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức một tay bám thành xuồng một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến đá Cô Lin.
Nhiều cứ liệu lịch sử, nhiều bài báo nhắc đến sự kiện này. Trong đó, có đoạn video đầy xúc động về trận chiến Trường Sa, do một bạn trẻ yêu nước đưa lên mạng từ năm 2009. Video thu hút hàng triệu lượt người xem, khi xem video này nhiều người xúc động không cầm được nước mắt.

Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, Hải quân Việt Nam đưa ba mươi lăm công binh và bảy thủy binh cùng vật liệu xây dựng bí mật đổ bộ trong đêm lên đá Len Đao xây nhà đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày Trung Quốc đưa bảy tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho bảy máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc tản ra, đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá. Như vậy là Quân Đội nhân dân Việt Nam đã bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao trước âm mưu xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc.
Trận chiến này, 64 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương. Máu và thân xác các anh đã hòa cùng sóng biển nhưng tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của các anh sẽ mãi là những thiên sử anh hùng, bất diệt.

Xin một lần nữa vinh danh các anh, 64 liệt sĩ đã hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến bảo vệ quần đảo Trường Sa:

1- Vũ Phi Trừ, quê Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hóa.
2- Nguyễn Văn Thắng, quê Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình.
3- Phạm Gia Thiều, quê Hưng Đạo, Trung Đồng, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam)
4- Lê Đức Hoàng, quê Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
5- Trần Văn Minh, quê Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An).
6- Đoàn Đắc Hoạch, quê 163 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng
7- Tạ Trần Văn Chức, quê Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình
8- Hán Văn Khoa, quê Văn Lương, Tam Thanh, Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).
9 - Trần Văn Phong, quê Hải Tây, Hải Hậu, Hà Nam Ninh (Nam Định).
10- Nguyễn Văn Hải, quê Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
11- Nguyễn Tất Nam, quê Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ Tĩnh.
12- Trần Đức Bảy, quê Phương Phượng, Lê Hòa, Kim Bảng, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam).
13- Đỗ Việt Thắng, quê Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hóa
14- Nguyễn Văn Thủy, quê Phú Linh, Phương Đình, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam).
15- Phạm Hữu Đoan, quê Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình
16- Bùi Duy Hiền, quê Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.
17- Nguyễn Bá Cường, quê Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam).
18- Kiều Văn Lập, quê Phù Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
19- Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
20- Cao Xuân Minh, quê Hoằng Quang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
21- Nguyễn Mậu Phong, quê Duy Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình).
22- Trần Văn Phương, quê Quảng Phúc, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
23- Đinh Ngọc Doanh, quê Ninh Khang, Hoa Lư, Hà Nam Ninh (Ninh BÌnh).
24- Hồ Công Đệ, quê Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
25- Đậu Xuân Tư, quê Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
26- Bùi Bá Kiên, quê Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng.
27- Đào Kim Cương, quê Vương Lộc, Can Lộc, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
28- Phan Tấn Dư, quê Hòa Phong, Tuy hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
29- Nguyễn Văn Phương, quê Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình.
30- Võ Đình Tuấn, quê Ninh Ích, Ninh Hòa, Phú Khánh (Khánh Hòa).
31- Nguyễn Văn Thành, quê Hương Điền, Hương Khê, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
32- Phan Huy Sơn, quê Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
33- Lê Bá Giang, quê Hưng Dũng, thành phố Vinh, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
34- Nguyễn Thắng Hải, quê Sơn Kim, Hương Sơn, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
35- Phan Văn Dương, quê Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
36- Hồ Văn Nuôi, quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
37- Vũ Đình Lương, quê Trung Thành, Yên Thành, Nghệ Tĩnh.
38- Trương Văn Thinh, quê Bình Kiên, Tuy Hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
39- Trần Đức Thông, quê Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình.
40- Trần Văn Phong, quê Minh Tâm, Kiến Xương, Thái Bình.
41- Trần Quốc Trị, quê Đông Thạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình)
43 - Lê Thế, quê tổ 29, An Trung Tây, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
44- Trần Đức Hóa, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
45- Phan Văn Thiềng, quê Đông Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
46- Tống Sĩ Bái, quê phường 1, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
47- Hoàng Ánh Đông, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
48- Trương Minh Phương, quê Quảng Sơn, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
49- Nguyễn Minh Tâm, quê Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình.
50- Trần Mạnh Viết, quê tổ 36, Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng)
51- Hoàng Văn Túy, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
52- Võ Minh Đức, quê Liên Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
53- Võ Văn Tứ, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
54- Trương Văn Hướng, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
55- Nguyễn Tiến Doãn, quê Ngư Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
56- Phạm Hữu Tý, quê Phong Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
57- Nguyễn Hữu Lộc, quê tổ 22, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
58- Trương Quốc Hùng, quê tổ 5, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
59- Nguyễn Phú Đoàn, quê tổ 47, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
60- Nguyễn Trung Kiên, quê Nam Tiến, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (Nam Định)
61- Phạm Văn Lợi, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
62- Trần Văn Quyết, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Q. Bình).
63- Phạm Văn Sửu, quê tổ 7, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
64- Trần Tài, quê tổ 12, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng)

Nguồn: Vietnamnet  

45 nhận xét:

  1. Blog của anh lại chạy ro ro rùi nhỉ. Chúc mừng anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. May mà blog đã hoạt dộng bình thường, em à. Nếu không thì buồn lắm!

      Xóa
  2. Em tem bạc! em đọc đi đọc lại trận chiến Gạc Ma 1988 này rất nhiều lần và xem cả videoclip nữa... lần nào cũng khóc anh ạ. Sự hy sinh to lớn của những người chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió hay trên những cột mốc biên giới sẽ luôn được khắc sâu trong lòng mọi người dân hôm nay. Đọc trận chiến gạc ma xin 1 lần nữa được kính cẩn nghiêng mình trước những tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Xin hát mãi về các anh - người chiến sĩ nơi biên cương hải đảo xa xôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh ạ! có nhẽ Log em nay cũng bị lỗi hay sao í... lời com của anh vẫn còn nhưng khi vào đọc thì k thấy... Em phải làm sao đây. Hic hic!

      Xóa
    2. Tất cả chúng ta đều chung cảm xúc về sự kiện này em à.

      Xóa
    3. To Linh Giang: Bạn vào phần nhận xét trong thiết kế, tìm đến phần comment bị ẩn và chuyển nó sang "nhận xét spam" xem thử nhé. Mình cũng bị như vậy và đã khắc phục bằng cách đó để lấy lại được comment đó bạn à.

      Xóa
  3. Ôi, Muội vừa mở máy thì điện cúp cái "rụp" Huynh ơi.Mất tem vàng ,bạc, đồng, chì...
    Muội công nhận là Huynh luôn cập nhật tin tức qua bài viết khiến mọi người không chỉ cười ,vui...mà còn biết ngậm ngùi, suy ngẫm!
    Muội sẽ comment bài này thật nghiêm túc sau, Huynh nghen!
    Chúc Huynh ngày mới an lành, tràn đầy cảm xúc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng bằng chứng xác thực, những con số biết nói, những tên người, tên địa danh...còn đó! Kẻ nào dám chối cãi theo cái giọng lưỡi bò? Chỉ tiếc là ta đã không có cơ hội chọn cho mình một láng giềng gần mà không có tham vọng bá quyền!
      Xót thương cho những người con tử thủ trên đảo Gạc ma ngày này 25 năm về trước. Chúng ta cùng thắp nén tâm nhang tưởng niệm các anh!Đời đời tri ân các anh hùng liệt sĩ ở Trường Sa năm 1988!

      Xóa
    2. Chúng ta cùng tưởng niệm các liệt sỹ.

      Xóa
  4. Em cũng đã từng viết thế này :
    Không xa đâu Trường Sa
    Lời ca em đang hát
    Giữa biển trời bát ngát
    Lời ca càng thiết tha
    Em gửi về đảo xa
    Ấm tình người quê lúa
    Giữa muôn trùng gian khó
    Súng chắc tay nhé anh
    Giữ cho biển mãi xanh
    Cho thêm vàng đồng lúa
    Giữ vẹn toàn lãnh thổ
    Đất nước Việt Nam mình

    Trả lờiXóa
  5. Em viết comment này với tư cách của một người trong cuộc anh nhé. Vì anh cả của em, cháu đích tôn của ông ngoại em, có tên trong danh sách trên đây.
    Ngày hôm nay của 25 năm trước, không ai biết gì về những giọt máu đã đổ ngoài biển Đông. Cuộc sống vẫn trôi đi hối hả, bình thường.
    Ngày mai, ngày kia....của 25 năm về trước, đại đa số người Việt vẫn không hề biết gì về cuộc viễn du của những linh hồn trên sóng gió Trường Sa.
    Nhiều ngày sau, bác cả em và nhiều người khác mới biết về nguồn thông tin ít ỏi được truyền đi trên đài phát thanh. Em vẫn nhớ khi ấy cả nhà em quây quần quanh chiếc đài chạy bằng ắc quy....
    Khi đó em còn chưa đủ lớn để hiểu rõ về nỗi đau. Nhưng em vẫn nhớ đến mùa hè năm đó em về bà ngoại chơi mà bác cả em vẫn ốm lay lắt. Bác cứ ôm bộ quân phục của anh mà khóc không ra hơi.Bác đặt bộ quân phục đó ngay đầu giường. Ông bà em nói phải đi thật nhẹ, nói thật khẽ, không được làm bác thứ giấc. Nhưng cả đêm, bác cứ lục cục trở dậy, ra ngồi ở bực cửa (cửa nhà ông bà ngoại em là cửa bức bàn bằng gỗ). Giục bác vào đi ngủ, bác nằm xuống rồi lại ngồi dậy.
    Bây giờ, bác em đã già rồi, chân không còn nhanh, mắt không còn tinh tường nữa. Mắt bác kém hẳn từ sau ngày ấy, có lẽ vì khóc nhiều quá. Có một câu bác vẫn hay nói lửng, khi nhìn thấy ai đó cùng lứa với anh: "giá mà nó còn thì bây giờ..."
    Cảm ơn anh đã up clip và những thông tin này lên đây nhé. Là người làm báo, đôi lúc em thấy tủi thân vì đáng lẽ ra những thông tin này cần được đăng tải rộng rãi hơn nữa...
    Là người có nỗi chờ mong ở Trường Sa hôm nay, giữa muôn ngả đường Hà nội, đôi khi em thấy mình lạc lõng....
    Vào mạng, em thấy gần hơn với nơi ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài viết đã làm dâng tràn cảm xúc uất nghẹn, xót xa trong mỗi công dân VN. Lời bình của LV càng làm ta cảm nhận nỗi đau chẳng bao giờ nguôi ngoai về những con người đã cảm tử cho Tổ Quốc quyết sinh!
      Muôn đời biết ơn sự hi sinh cao cả các anh!
      Hôm nay ta không viết, không nhắc lại sự kiện đẫm máu ấy, liệu ngày mai, ngày kia...còn ai nhớ ai quên?!

      Xóa
    2. Là người VN, dù ở đâu, dù ở cương vị nào cũng đều có chung cảm xúc quanh sự kiện này.
      Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại sự kiện này như là việc dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ, đồng thời nhắc nhở nhau vè trách nhiệm, quyết tâm gìn giữ lãnh thổ thiêng liêng gắn liền với duy trì hòa bình.
      Các phương tiện thông tin đại chúng của VN đều đưa tin, bài nhân dịp kỉ niệm sự kiện này, các em ạ:

      http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130314/tai-sao-trung-quoc-danh-chiem-cac-dao-cua-viet-nam-vao-thang-3-1988.aspx

      http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/537961/gac-ma-thang-3%C2%A0%C2%A0khong-quen-chu-dong-bao-ve-vung-chac%C2%A0-chu-quyen.html

      http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/112809/gac-ma---khuc-trang-ca-bat-tu.html

      http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/ky-uc-ve-tran-chien-gac-ma-nam-1988/

      http://dantri.com.vn/chinh-tri/cuoc-hanh-ngo-cua-nhung-cuu-binh-truong-sa-707060.htm

      http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/617580/Hoi-ngo-nhung-nguoi-linh-giu-co-chu-quyen-tpp.html

      http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/19775802-h%E1%BB%93n-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%E1%BB%9F-l%C3%BD-s%C6%A1n.html

      .....

      Xóa
    3. Trưa nay qua đường phố quen!

      Xóa
    4. Huynh không hiểu Muội đang nói gì! Haizaaa!

      Xóa
  6. Em không biết nói gì đâu, chỉ có là khi xem xong, giọng nghẹn lại ko nói nên lời...

    Trả lờiXóa
  7. Muội qua đọc bài viết, cùng huynh và bạn bè nghiêng mình tưởng nhớ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta cùng tưởng nhớ các liệt sỹ, em nhé.

      Xóa
  8. Thành tâm tưởng nhớ những người đã hy sinh vì Tổ quốc !
    Ngày cuối tuần vui khỏe nha anh !

    Trả lờiXóa
  9. Đúng là 15 năm về trước ,khi đó em đã qua CHDC Đức,em chẳng thấy đài báo đưa tin gì về chận hải chiến này.Hôm nay thấy nhiều blog viết bài về sự kiện này em mới biết đấy.
    Đọc bài viết và xem videoclip thấy xúc động nghẹn ngào,thương cho các chiến sỹ nơi đầu sóng ngọn gió hy sinh xương máu,hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc và cũng càng thấy căm ghét cái lũ bành trướng tham lam vô độ đó anh LM ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sống cạnh một kẻ khổng lồ thâm độc, hung bạo, những An Tiêm, Thạch Sanh đã được cha ông dạy phải biết hành xử khôn ngoan, không thể lúc nào cũng lấy trứng chọi đá! "Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn" là bài học vô giá của tổ tiên để lại mà mỗi chúng ta cần phải ghi xương khắc cốt!
      Bình thường Thỏ đã yếu hơn Hổ dữ rồi, huống chi là vào cái thời điểm 1988!
      Anh điểm lại cho em nhé: Trung Quốc tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn biên giới phía Bắc năm 1979.
      Những năm sau đó, nền kinh tế của chúng ta gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân rất kham khổ, gánh nặng của nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia, các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đang trên đà suy yếu để rồi sup đổ bắt đầu từ năm 1989, MỸ vẫn cấm vận Việt Nam. Phải thấy rằng lúc ấy chúng ta không thể nương tựa vào ai hết, phải khôn khéo, phải lựa để vượt qua dông bão! Cái im lặng đôi khi được ví là vàng! Sống ở đời không ít khi phải biết ngậm bồ hòn làm ngọt! Thế nên, có những lúc phải nước mắt lặn vào trong, ví dụ như năm 1988! Chúng ta đã phải nuốt nước mắt vào trong để vượt qua một giai doạn hết sức phức tạp!
      Loài lang sói ấy có điều gì mà chúng không làm? CHỉ một năm sau, tháng 6 năm 1989 chúng đã cho hàng trăm xe tăng ngiền nát hàng ngàn sinh viên biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn đó thôi!

      Tình hình sau này khác, vị thế của chúng ta ngày càng được củng cố.
      Năm 1995 chúng ta gia nhập ASEAN.
      Cũng vào năm ấy VN và USA bình thường hóa quan hệ.
      Năm 2006 chúng ta gia nhập WTO.
      Kinh tế của chúng ta tăng trưởng. Quốc phòng được củng cố. Nước ta là đối tác tin cậy của đông đảo các quốc gia trên thế giới. Chúng ta sống trong cộng đồng quốc tế với phương châm hòa bình và hợp tác, nhờ đó chúng ta không đơn độc! Thế nên, vào lúc này chúng ta đã có thể công khai nói thẳng cho bọn xâm lược Trung Quốc rằng đất nước này chưa một ngày lãng quên tội ác của chúng đã gây ra ở Gạc Ma ngày 14-3-1988!

      Xóa
    2. Anh cứ mải mê chia sẻ suy nghĩ của mình và không để ý là Reply hơi bị dài. Em chịu khó đọc nhé. Chúc em và các cháu cuối tuần vui.

      Xóa
    3. Em cám ơn anh đã phân tích cho em biết tình hình của đất nước mình lúc đó nếu không em chẳng thể hiểu rõ được nguyên do.
      Sao mà mình "xui xẻo" lại có láng giềng như vậy anh nhỉ?Chúng phá hoại ta trên mọi mặt,mọi phương diện.Hiện nay em thấy trên mặt trận kinh tế cũng căng thẳng không kém.Bất cứ những thứ gì độc hại,gây ảnh hưởng đến sức khỏe đều dính tới Tàu.Tiếng rằng còn nhiều người dân mình để đồng tiền,để lòng tham làm mờ mắt mà gián tiếp tiếp tay cho chúng đầu độc chính đồng bào mình...Buồn!

      Xóa
    4. Anh xem thử bài này rồi cho em biết sự thật anh nhé!
      http://www.truongduynhat.vn/hen-ha-khiep-nhuoc/

      Xóa
    5. Ô, "sự thật" không thể đi tìm ở anh được! Sự thật nằm trong mỗi trái tim Việt, dù ở đâu và ở cương vị nào!
      Anh chỉ muốn mọi người "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời" thôi. Theo anh, đây là thời khắc không phải để bị lôi kéo vào sự chia rẽ và tự làm yếu mình! Chúng ta cùng chung một tâm niệm khi hướng về vong linh các liệt sỹ và cùng nhau củng cố ý chí giữ vững chủ quyền, thế thôi. "Sự thật" mà anh được chứng kiến là vì quyết tâm giữ chủ quyền thì mình mới có chiến dịch CQ88, mới đưa công binh ra xây đảo để cắm mốc chủ quyền, và vì thế bọn Tàu mới gây ra vụ thảm sát hèn hạ ấy vào ngày 14-3-1988! "Sự thật" là song song với những cái bắt tay hữu hảo, chúng ta đã và đang củng cố lực lượng quốc phòng, đặc biệt là hải quân, và chúng ta mạnh hơn năm 1988. "Sự thật" là chúng ta nêu vấn đề biển Đông lên mọi diễn đàn khu vực, quốc tế và tại Liên hợp quốc, công khai phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam, và tìm kiếm sự đồng thuận quốc tế buộc Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế! Quyết tâm bảo vệ chủ quyền trên đất liền và biển đảo của nhà nước và nhân dân Việt Nam là không thể phủ nhận!
      Đối phó với Tàu khựa là bài toán muôn đời của người Việt! Ngồi chê nhau thì dễ, đoàn kết hành động để bảo vệ chủ quyền, và khi cần thì đổ máu cho sự nghiệp ấy thì mới là điều cần làm!
      Anh chỉ nêu quan điểm của mình vậy thôi, để chia sẻ, không phải để tranh luận, em ạ.

      Xóa
    6. Dạ em hiểu những gì anh chia sẻ.Em cũng đồng quan điểm với anh chỉ có điều vì em ở bên này nên không thể nắm rõ tình hình ở nhà như anh được,bởi thế em mới phải nhờ anh giải thích giúp em.Đọc xong bài báo đó em thấy thất vọng tràn trề anh ạ.Tuy em vẫn biết nhân dân mình rất quật cường,anh dũng,không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ thế lực nào cả-trong đó có cả em.Vậy nhưng sao đọc bài báo đó em thấy có điều gì đó "không ổn" anh ạ.Không lẽ bài báo đó bịa đặt hoàn toàn?
      Em hy vọng đó chỉ là nhận định của 1 số người còn toàn dân ta vẫn đoàn kết bên nhau với ý chí quật cường ngàn đời không thay đổi đối với bất cứ kẻ nào muốn xâm lược đất nước ta,anh LM nhỉ?

      Xóa
  10. Hôm nay 16/3 Quảng Ngãi tưởng niệm 504 nạn nhân vụ thảm sát Sơn Mỹ anh ạ.
    Tối bình yên cho Huynh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một thời khốc liệt!
      Cầu mong để những đau thương như vậy không lặp lại với đồng bào mình.

      Xóa
  11. Em da xem di xem lai tran danh tai youtobe tu lau roi thay a, nhin cac anh nga xuong truoc hang loat dan ban ra tu tau cua bon banh truong ma dau long khong the khong khoc duoc, may hom nay em doc thay bao dai dua tin nhieu ve tran danh ngay 14/3/88 lich su nay, dung nhu thay noi luc do minh yeu the nen " phai ngam bu hon lam ngot" nay thi khong the lang yen truoc su ngang nguoc cua bon chung nua phai khong thay phai cho the gioi biet bo mat tham doc cua chung.
    Cung thap nen tam huong tuong niem 64 anh hung liet sy da hy sinh trong tran danh 14/3 nay thay nhe!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vui lại thấy em ghé thăm, chia sẻ. Lâu lâu rồi chưa thấy bên nhà em có bài mới. Chắc dạo này em bận lắm?
      Chúc em ngày Chủ Nhật thật vui nhé.

      Xóa
  12. Cho em góp chung vốn với nhé chị ơi...:)
    Mến chúc anh LonelyMan và chị Lộc Vừng cuối tuần thật vui ạ!

    Trả lờiXóa
  13. Các em đầu tư như vậy là đúng hướng rồi đó!
    Chắc chắn ai cũng muốn cho đất nước mình đủ mạnh về quốc phòng để giữ yên bờ cõi!

    Trả lờiXóa
  14. Chiến tranh luôn mang đến những hy sinh, mất mát cho loài người. Không ai muốn chiến tranh sảy ra anh nhỉ? Dù thế, nếu chiến tranh nổ ra, em tin người dân Việt vẫn sẽ viết lên những trang lịch sử vẻ vang như thế và hơn thế!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh nhất trí hoàn toàn với Tím.
      Thật vui khi lại được tiếp em ghé thăm.
      Chủ Nhật vui cho em nhé.

      Xóa
  15. Mình là Hồng Chuyên- Báo điện tử Infonet. Thật xúc động khi đọc những dòng comment của các bạn. Đọc những dòng comment ấy mình thấy những tình cảm rất chân thành, những phân tích thấu tình đạt lý. Chúng ta đều có chung một tấm lòng nghiêng mình kính cẩn tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã hy sinh trên Gạc Ma. Là người chấp bút viết bài báo này cùng TS Trần Công Trục, mình xin gửi đến các bạn lời cảm ơn sâu sắc. Mình rất mong sẽ được các bạn chia sẻ giúp đỡ nhiều hơn nữa!
    Xin cảm ơn các ban!

    Trả lờiXóa
  16. Mình là Hồng Chuyên- Báo điện tử Infonet. Thật xúc động khi đọc những dòng comment của các bạn. Đọc những dòng comment ấy mình thấy những tình cảm rất chân thành, những phân tích thấu tình đạt lý. Chúng ta đều có chung một tấm lòng nghiêng mình kính cẩn tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã hy sinh trên Gạc Ma. Là người chấp bút viết bài báo này cùng TS Trần Công Trục, mình xin gửi đến các bạn lời cảm ơn sâu sắc. Mình rất mong sẽ được các bạn chia sẻ giúp đỡ nhiều hơn nữa!
    Xin cảm ơn các ban!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Hồng Chuyên thật nhiều. Mình đã chọn và thấy bài của bạn nhiều thông tin cho giới trẻ về sự kiện đẫm máu ấy. Với nhưng người đã qua thời bom đạn, sự tàn bạo và hèn hạ của thằng Tàu không phải là điều xa lạ. Mong bạn tiếp tục có nhưng bài viết chất lượng, ý nghĩa, tránh xa cái mà mình rất ớn trong làng báo mạng hiện nay là chạy theo những tin giật gân, khiến độc giả ngán ngẩm khi đọc trang nào cũng thấy tội phạm, cướp, giết, hở ngực, hiếp dâm...
      Và cũng mong Hồng Chuyên dành chut thời gian cho blogspot để chúng ta có thể thường xuyên giao lưu.
      Cảm ơn Hồng Chuyên nhé.

      Xóa
    2. Mình sẽ tiếp thu ý kiến tình cảm của bạn! Cũng hứa với bạn sẽ viết những bài báo có ích cho đất nước, cho xã hội... Mong bạn sẽ theo dõi thường xuyên các bài báo của Hồng Chuyên và kịp thời góp ý.
      Xin gửi bạn 1 bài viết khác của Hồng Chuyên (ký bút danh Văn Cường) để các bạn cùng xem.
      http://infonet.vn/Thoi-su/Bien-dao/Ngay-nay-cach-day-39-nam-Hoang-Sa-bi-chiem-dong-trai-phep/54259.info
      Cảm ơn các bạn rất nhiều!

      Xóa
  17. Tri ân những chiến sĩ anh hùng đã anh dũng hy sinh để rồi cũng ngậm ngùi vì có mấy ai đang hưởng hòa bình yên vui mà còn nhớ đến những người hy sinh thầm lặng ấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời nay có nhiều người vô cảm về mọi chuyện, trừ tiền, anh hiểu. Nhưng anh cũng tin rằng có hàng chục triệu người luôn tri ân các liệt sỹ và ghi xương khắc cốt tội ác của quân xâm lược, em pạ.

      Xóa
    2. Cái này không phải tại người dân các bạn ạ! Họ không được biết nhiều, nếu được biết về những trận chiến ấy, họ sẽ không vô cảm.
      Mình rất mừng, mấy năm nay, đặc biệt sự kiện 14/3 vừa qua đã có nhiều báo lên tiếng. Điều này cũng được ghi nhận Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc vừa qua.
      http://infonet.vn/Thoi-su/Su-kien/Bao-chi-can-bao-dam-tinh-thong-nhat-kip-thoi-cua-thong-tin/68354.info
      Mình cũng nói thêm, người dân VN đa phần không vô cảm với lịch sử, không vô cảm với sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ chỉ có chưa biết hoặc vì cơm áo gạo tiền đè nặng mà họ không có thời gian nghĩ đến thôi.

      Xóa